Kinh nguyệt màu đen: 11 nguyên nhân chính chiếm 70% trường hợp
Tín hiệu cảnh báo đang có vấn đề với cơ thể của chị em là kinh nguyệt bất thường, điển hình là thay đổi màu sắc sang đen. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân kinh nguyệt màu đen có thể do: Bệnh phụ khoa, phụ nữ đang mang thai, hormone nội tiết tố mất cân bằng trong cơ thể, buồng trứng và tuyến giáp bị suy giảm chức năng, do u xơ tử cung và polyp tử cung cản trở lưu thông máu kinh, rối loạn nội tiết sinh dục, tổn thương niêm mạc tử cung, vết sẹo mổ lấy thai bị hở, liên quan đến vấn đề thai nghén, hoặc do tác dụng của thuốc, tâm lý bất ổn.
1. Kinh nguyệt có các màu nào?
Một chu kỳ kinh bình thường (28 ngày), máu chảy từ tử cung ra ngoài âm đạo sẽ có màu đỏ tươi. Tuy nhiên, một số trường hợp máu kinh bị thay đổi màu sắc, là dấu hiệu cảnh bảo cơ thể chị em đang có những biến động.
1.1 Kinh nguyệt màu hồng nhạt
Máu kinh màu hồng được đánh giá là hiện tượng không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài, chị em không nên chủ quan. Màu sắc kinh chuyển sang hồng nhạt là do nồng độ estrogen bị giảm thấp khi chị em vận động quá mức hoặc chạy bộ nhiều.
1.2 Kinh nguyệt màu trong
Hiện tượng kinh nguyệt màu hồng rất nhạt, thậm chí trong gần giống nước là biểu hiện cơ thể thiếu chất. Lúc này, chị em nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn hằng ngày hoặc sử dụng thêm thực phẩm chức năng.
1.3 Kinh nguyệt màu đỏ đậm
Nếu kinh nguyệt có màu đỏ đậm thì đây là hiện tượng bình thường, vì có thể đó là lượng máu còn sót lại ở chu kỳ kinh trước. Chị em không cần quá lo lắng, đến khi lượng máu của chu kỳ kinh nguyệt trước ra hết, màu sắc kinh sẽ trở lại bình thường.
1.4 Kinh nguyệt màu nâu hoặc xám có lẫn đỏ
Khi mang thai, huyết kinh chảy ra ngoài sẽ có màu xám hoặc màu nâu có lẫn máu đỏ. Không phải tất cả các chị em đều có máu kinh mang những màu sắc này trong thời gian mang thai, trường hợp này chỉ xuất hiện khi phôi thai di chuyển đến tử cung, tác động vào lớp niêm mạc dẫn đến hiện tượng bong tróc và chảy máu.
Tuy nhiên, nếu thấy máu kinh màu xám lẫn đỏ đó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai cao. Còn nếu máu kinh có màu xám và đỏ lẫn lộn nhưng không có thai thì có thể là do các nhiễm trùng thông qua đường tình dục.
1.5 Kinh nguyệt màu đen
Một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư cổ tử cung là kinh nguyệt màu nâu hoặc đen. Đây là căn bệnh phụ khoa thường gặp nhưng gây ra mức độ vô cùng nguy hiểm ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt màu đen xuất hiện sau vài ngày trong chu kỳ thì chị em không cần quá lo lắng vì đó chỉ là biểu hiện rong kinh, hiện tượng này sẽ nhanh chóng kết thúc.
2. Máu kinh màu đen là hiện tượng gì?
Hiện tượng kinh nguyệt màu đen xuất hiện có thể là do tình trạng rong kinh khiến máu kinh bị ứ đọng lâu ngày trong tử cung trước khi được đẩy ra ngoài.
Nếu có kinh nguyệt màu đen trong ngày đầu hoặc ngày cuối kỳ hành kinh thì không cần quá lo. Lý do là bởi thời gian này, máu kinh xuất ra chậm và cần nhiều thời gian để tống xuất ra ngoài cơ thể nên màu sắc có thể thay đổi từ màu đỏ tươi bình thường sang màu nâu hoặc đen.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt có màu đen?
Kinh nguyệt bất thường, điển hình là thay đổi màu sắc sang đen là tín hiệu cảnh báo đang có vấn đề với cơ thể của chị em. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân kinh nguyệt màu đen là do:
3.1 Bệnh phụ khoa
Khi viêm nhiễm phụ khoa, chị em có thể nhận thấy sự bất thường về kinh nguyệt, đặc biệt là hiện tượng kinh nguyệt màu nâu đen ra ít và kéo dài. Đi kèm là tình trạng vùng kín ngứa rát, có mùi hôi, tiết dịch khí hư bất thường,… Những dấu hiệu kể trên có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như vùng chậu bị viêm, viêm âm đạo, những bệnh liên quan đến tử cung….;
3.2 Phụ nữ đang mang thai
Khi mang thai, ra máu nâu là dấu hiệu ngầm báo chị em đã có tin vui. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng đều có dấu hiệu này, chính vì thế nhiều người cảm thấy hoang mang lo lắng. Thời điểm phôi thai di chuyển vào tử cung để làm tổ khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và gây nên hiện tượng máu đen xuất hiện. Để có thể nhận được kết quả chính xác nhất chị em nên đi khám ngay khi thấy dấu hiệu này.
3.3 Hormone nội tiết tố mất cân bằng trong cơ thể
Trước ngày hành kinh, hormone nội tiết nữ trong cơ thể chị em bị mất cân bằng, khiến kinh nguyệt có màu đen và bị trễ hơn so với những chu kỳ trước.
3.4 Buồng trứng và tuyến giáp bị suy giảm chức năng
Buồng trứng và tuyến giáp giữ vai trò quan trọng trong việc sản sinh nội tiết tố. Khi một trong hai cơ quan này bị suy giảm chức năng có thể trở thành nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn, kéo theo lượng kinh nguyệt bị ít đi, biến đổi màu sắc kinh và kéo dài thời gian hành kinh.
3.5 Do u xơ tử cung và polyp tử cung cản trở lưu thông máu kinh
Khi mắc polyp tử cung hay u xơ tử cung, chị em sẽ phải đối mặt với hiện tượng tắc nghẽn, cản trở sự lưu thông máu kinh nguyệt.
3.6 Do tâm lý bất ổn
Tâm trạng và cảm xúc có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh của chị em, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của kinh nguyệt. Tâm trạng không ổn định, stress, hay lo lắng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra kinh nguyệt màu đen.
3.7 Do tác dụng của thuốc
Lạm dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh chống đông máu hay thuốc an thần có thể khiến cho kinh nguyệt chuyển màu đen. Những dược chất có trong thuốc tác động đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt gây nên tình trạng bất thường, biểu hiện kèm theo là màu sắc kinh nguyệt.
3.8 Rối loạn nội tiết sinh dục
Kinh nguyệt có màu đen, kéo dài liên tục trên 7 ngày có nghĩa là bị rong kinh. Nguyên nhân kinh nguyệt màu đen là do rối loạn nội tiết sinh dục gây ra. Hiện tượng này phổ biến ở lứa tuổi dậy thì do hoạt động của buồng trứng, tuyến yên chưa được thuần thục, hoặc có thể xảy ra ở những chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh do suy giảm chức năng của buồng trứng. Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, thay đổi môi trường sống cũng khiến cho nội tiết bị rối loạn.
3.9 Tổn thương niêm mạc tử cung
Kinh nguyệt màu đen là do polyp cổ tử cung hoặc u xơ dưới niêm mạc tử cung gây ra, nguy hiểm hơn nguyên nhân có thể đến từ bệnh ung thư niêm mạc tử cung – tử cung. Kinh nguyệt có màu đen, sau khi thực hiện nạo niêm mạc tử cung hoặc nạo hút thai chu kỳ kinh nguyệt vẫn đều, đây đều là dấu hiệu của buồng tử cung bị dính hay một phần niêm mạc ống cổ tử cung bị dính. Chị em cần thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để có kết quả chính xác.
3.10 Vết sẹo mổ lấy thai bị hở
Sau khi mổ lấy thai, nhiều chị em sẽ gặp tình trạng kinh nguyệt màu đen vào những ngày cuối chu kỳ kinh, nguyên nhân là do có một khe hở được tạo thành từ vết mổ tại tử cung phần phía niêm mạc tử cung. Lúc này máu kinh bị ứ đọng tại vết mổ và sẽ phải mất một thời gian mới ra ngoài được. Hiện tượng vết sẹo mổ lấy thai bị hở khá phổ biến ở chị em, nếu nó gây viêm âm đạo hay ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống… thì cần thiết phải can thiệp phẫu thuật để sửa lại vết mổ.
3.11 Liên quan đến vấn đề thai nghén
Kinh nguyệt có màu đen, kèm theo tình trạng đau bụng thì có thể đó là biểu hiện mang thai ngoài tử cung hoặc là dấu hiệu của dọa sảy, lưu thai…. Những dấu hiệu này cần phải được xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
4. Kinh nguyệt màu đen ảnh hưởng như thế nào?
Những ảnh hưởng khi phụ nữ xuất hiện kinh nguyệt màu đen cụ thể như sau:
– Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, tâm lý xáo trộn về mặt tâm lý và sức khỏe, gây ra tình trạng lo âu, da dẻ nhợt nhạt, thiếu sức sống.
– Không có hứng thú trong chuyện chăn gối, lâu dài làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
– Kinh nguyệt màu đen làm cản trở quá trình thụ thai của trứng và tinh trùng, là nguyên nhân khiến trứng không thể rụng không đảm bảo chất lượng.
5. Cách điều trị hiệu quả hiện tượng kinh nguyệt màu đen
Hiệu quả trong việc điều trị hiện tượng kinh nguyệt màu đen có thể được đạt được thông qua hai phương pháp được áp dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa hiện nay: phương pháp nội khoa sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt và phương pháp can thiệp ngoại khoa.
5.1 Phương pháp nội khoa sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt
Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và tăng cường sự lưu thông của máu. Các trường hợp máu kinh màu đen do nội tiết rối loạn hay tắc kinh được chỉ định. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị thuốc thường không rõ rệt, do đó bệnh nhân cần phải tuân thủ theo hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc không được kê đơn của bác sĩ.
5.2 Phương pháp điều trị can thiệp ngoại khoa
Trường hợp can thiệp ngoại khoa được chỉ định sau khi đã thực hiện những xét nghiệm và thăm khám chuyên môn kỹ lưỡng của bác sĩ. Có thể điều trị hiện tượng kinh nguyệt màu đen bằng cách dùng sóng không gian, máy trị liệu sóng ngắn hoặc phương pháp Dao Leep, Oxygen,… Tùy vào mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhằm hạn chế những đau đớn hay các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
6. Cách đề phòng kinh nguyệt màu đen
Dựa vào màu sắc của kinh nguyệt có thể đánh giá được sức khỏe của cơ quan sinh sản, khi kinh nguyệt màu đen nghĩa là chị em đang gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, phòng và điều trị hiện tượng bất thường về màu sắc của kinh nguyệt là một điều hết sức cần thiết.
– Hạn chế hoặc kiêng quan hệ vợ chồng trong những ngày hành kinh, tránh tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
– Vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm kể cả ra ít máu và luôn giữ âm đạo khô ráo.
– Bổ sung các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, củ cải, cà rốt, táo tàu, mùi tây,… trong thực đơn hàng ngày để hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt.
– Khi thấy hiện tượng máu bất thường không nên lo lắng, giữ tâm lý ổn định để cơ thể thư giãn nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ, đọc sách,…
Với 11 nguyên nhân kinh nguyệt màu đen được chỉ ra bởi bác sĩ sản khoa trên, chị em phụ nữ hãy luôn cẩn trọng với bất thường trong chu kỳ kinh, khám sức khỏe sinh sản định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ chức năng sinh sản của mình.