Các câu hỏi liên quan đến bệnh lý sa tử cung ở phụ nữ – Giải đáp từ chuyên gia
Rất nhiều các chị em đặt ra câu hỏi rằng liệu sa tử cung có nguy hiểm không? Có mang thai được không?… Cùng tìm ra câu trả lời từ bác sĩ của Trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà bạn nhé.
1. Sa tử cung có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ của Trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà thì Sa tử cung có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:
- Loét âm đạo: Khi người bệnh mắc bệnh ở mức độ nặng nhất tử cung bị sa xuống khiến âm đạo cọ xát vào quần áo gây ra lở loét âm đạo.
- Sa sinh dục: Bệnh trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng sa các cơ quan ở vùng chậu, gồm có: trực tràng và bàng quan. Tình trạng sa các cơ quan khác của vùng chậu có thể gây ra rất nhiều khó khăn trong việc bài tiết của bệnh nhân, nặng hơn là gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Ảnh hưởng đến quá trình mang thai: Thai dễ chết lưu, hoặc dị tật bẩm sinh, mẹ bầu mất máu quá nhiều khi sinh nở.
2. Sa tử cung có mang thai được không?
Theo các bác sĩ của Trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà thì nếu bạn đang mắc sa tử cung ở giai đoạn một thì hoàn toàn có thể mang thai nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị dứt điểm bệnh rồi hãy mang thai.
Bởi phụ nữ bị sa tử cung mang thai sẽ rất khó khăn trong việc giữ thai. Bình thường bà bầu khám 4 tuần một lần. Nhưng khi bị sa tử cung thì khám 2 tuần/lần.
Ngoài ra khi sa tử cung ở mức 2 và 3 lúc này tử cung đã tụt xuống dưới âm đạo, lúc này thai nhi sẽ không có không gian để phát triển, dẫn đến thai chết lưu. Nặng hơn là thai chưa phát triển hoàn thiện đã bị trôi ra. Dẫn tới em bé tử vong, dị tật bẩm sinh và băng huyết cho mẹ bầu.
3. Sinh mổ có bị sa tử cung không?
Theo các bác sĩ của Trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà, khi sinh mổ, vùng kín thường ít bị chịu tổn thương do em bé không đi qua cửa mình của mẹ nên các dây chằng và khung xương chậu không bị co giãn khiến nguy cơ bị sa tử cung rất ít.
Tuy nhiên không phải vì thế mà các mẹ không đề phòng căn bệnh này. Bởi dù sinh thường hay sinh mổ thì tử cung của mẹ cũng bị giãn ra do quá trình mang thai nên nếu không nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách các cơ và dây chằng sẽ khiến các chức năng nâng đỡ tử cung kém dần, tử cung bị sa xuống và dẫn đến sa tử cung.
Do đó, chị em sinh mổ muốn hạn chế sa tử cung nên tránh các điều sau đây:
- Sau sinh không nên chỉ nằm một chỗ mà nên vận động đi lại nhẹ nhàng.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng bổ sung nhiều chất xơ và vitamin để không gây táo bón sau sinh.
- Không mang vác vật nặng, ngồi xổm quá lâu sau khi sinh mổ.
- Nên cho con bé mẹ để kích thích tử cung của người mẹ co lại nhanh hơn.
- Sau sinh nên đi tiểu ngay, tránh nhịn tiểu.
- Nên tập thói quen đi khám phụ khoa thường xuyên để đảm bảo sức khỏe sinh sản của bản thân.
Ngoài các câu hỏi trên, nếu như còn cần thêm bất kì các câu hỏi nào khác về sa tử cung, nữ giới có thể liên hệ với các bác sĩ của Trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà theo số hotline 1900 633 988, các chuyên gia sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn sớm nhất có thể.