Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Nang hoàng thể trong thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và liệu trình điều trị

Nang hoàng thể (Corpus Luteum Cysts) là tình trạng sinh lý bình thường, nhưng vẫn có khả năng tác động thiên chức làm mẹ của nữ giới. U nang phát triển lớn khi chưa mang bầu có thể làm chảy máu tử cung, gây đau toàn bộ vùng chậu và trong trường hợp tệ hơn là xuất huyết. Khi xuất hiện trong thời kỳ mang thai, u nang có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi và tỷ lệ sảy thai hoặc sinh non khá cao. Việc tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ trong suốt thai kỳ, thường xuyên thăm khám thai và giữ chế độ dinh dưỡng khoa học là những biện pháp hạn chế tác động của nang hoàng thể đến thai nhi.

1. Tìm hiểu u nang hoàng thể là gì

U nang hoàng thể còn được biết đến thông qua tên khoa học là Corpus Luteum Cysts , chủ yếu được đánh giá như một tình trạng sinh lý khá bình thường.

Loại u nang này không phải khối u ác tính nhưng vẫn có khả năng để lại một số tác động nhất định đến thiên chức làm mẹ ở nữ giới.

Bệnh có thể bắt đầu xuất hiện ở nữ giới khi họ bước sang độ tuổi sinh sản. Từ một hoàng thể bình thường, nếu nó không tự thoái triển sau khi rụng trứng thì bác sĩ sẽ ghi nhận đây là u nang hoàng thể.

Kích thước trung bình của các khối u thường ở khoảng 5cm, một số trường hợp con số này có thể tăng lên đến 10cm.

2. Lý do xuất hiện nang hoàng thể trong chu kỳ kinh

Trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ luôn có sự xuất hiện của thể vàng hay còn gọi là hoàng thể. Tuy nhiên chỉ trong một số trường hợp, hoàng thể này mới phát triển thành u

Để chuẩn bị cho một chu kỳ kinh nguyệt, tuyến yên của phụ nữ sẽ sản xuất một số hormone đặc biệt. Nhờ sự có mặt của các hormone này mà trứng sẽ tự rụng vào vòi trứng trong khoảng 24 – 32 giờ kế đó.

Trứng sẽ ở lại trong vòi trứng để chờ được thụ tinh và cùng trong khoảng thời gian này vỏ trứng tự hình thành một vật chất mang tên thể vàng.

Lý do thể vàng được sinh ra là vì đây là cơ chế sinh học giúp cơ thể người nữ sẵn sàng cho việc mang thai nếu trứng được thụ tinh.

Cụ thể, thể vàng có nhiệm vụ giữ tử cung không bị co thắt, đảm bảo lưu lượng máu cũng như oxy cho em bé. Thể vàng này sẽ tồn tại đến khi thai nhi được khoảng 9 tuần tuổi.

Trong trường hợp trứng không được thụ tinh thì thể vàng sẽ tự thoái hoá. Tuy nhiên, vẫn có một số thể vàng tiếp tục tăng kích thước ngay cả khi cơ thể không mang thai. Nó tự tích tụ các chất lỏng hoặc máu bên trong và phình lên tạo thành u nang hoàng thể.

3. Dấu hiệu nhận biết u nang hoàng thể

Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết u nang hoàng thể dành cho các chị em bao gồm:

– Vùng chậu nặng nề, đôi khi ê buốt.

– Các cơn đau bụng kinh hàng tháng đến dồn dập và nghiêm trọng hơn hẳn so với trước đây.

– Cơ thể tăng cân, tức ngực không rõ lý do.

– Vấn đề đại tiện, tiểu tiện có sự bất thường nhẹ.

– Dấu hiệu nghiêm trọng nhất là tình trạng chảy máu âm đạo bất thường

4. Các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán u nang hoàng thể

Để chẩn đoán được chính xác xem liệu chị em có đang bị u nang hoàng thể hay không, các bác sĩ sẽ thực hiện một số bước như sau:

– Sử dụng que thử thai để loại trừ trường hợp hoàng thể phát triển vì lý do thai kỳ.

– Thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone.

– Tiến hành siêu âm toàn bộ vùng chậu để xác định xem có nguyên nhân bất thường nào khác không.

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

5. Tác động của nang hoàng thể đến khả năng mang thai ở phụ nữ

U nang hoàng thể vẫn thường được các chuyên gia y khoa đánh giá như một loại u lành tính và không gây biến chứng.

Thế nhưng, trên thực tế chúng ta vẫn cần nắm được một số tác động mà nó đem lại. Rõ ràng sự xuất hiện của loại u này luôn có tác động nhất định đến sức khoẻ của chị em.

5.1 Khi chưa mang bầu

Khi chưa mang thai là thời điểm nang hoàng thể thường chỉ phát triển đến kích thước khá nhỏ và tồn tại ở một bên buồng trứng. Tỷ lệ u phát triển ở cả hai bên buồng trứng gây nguy hiểm khá hiếm gặp.

Đa phần u nang không ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong tương lai của các chị em.

Đối với các trường hợp ngoại lệ, u nang có thể phát triển lớn khiến tử cung bị chảy máu, toàn bộ vùng chậu bị đau hoặc tệ hơn là nang nang, xuất huyết trong,…

Tử cung chảy máu gây đau vùng chậu

Tử cung chảy máu gây đau vùng chậu

5.2 Đang trong giai đoạn mang thai

Nếu u nang hoàng thể xuất hiện khi chị em đang mang thai thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn hẳn.

Nếu u nang phát triển song song với thai nhi ngay cả trong tam cá nguyệt thứ hai thì tỷ lệ sảy thai hoặc sinh non là khá cao.

Lý do là vì u nang có khả năng đe doạ trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, chèn ép và chiếm không gian tử cung của người mẹ.

Trong trường hợp này, chị em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.

nang hoàng thể buồng trứng khi mang thai

nang hoàng thể buồng trứng khi mang thai

6. Biện pháp hạn chế tác động của nang hoàng thể tới thai nhi

Đề hạn chế tối đa tác động xấu của u nang hoàng thể đến thai nhi, chị em phụ nữ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

– Bạn cần đảm bảo bản thân luôn lắng nghe cũng như tuân thủ các lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa trong suốt thai kỳ. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc hoặc uống thuốc theo đơn kê không rõ nguồn gốc.

– Thường xuyên thăm khám thai để đảm bảo không bỏ qua sự phát triển bất thường nào của u nang.

– Giữ chế độ dinh dưỡng khoa học, nếu có thể hãy bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho phụ nữ.

Lắng nghe lời khuyên từ các bác sĩ

Lắng nghe lời khuyên từ các bác sĩ

Trên đây là các thông tin liên quan đến tình trạng u nang buồng trứng ở phụ nữ. Qua bài viết vừa rồi các chị em đã tự tin hơn để có thể tự bảo vệ sức khoẻ sinh sản của bàn thân. Đừng quên đón đọc thêm các bài viết từ chúng tôi để nhận được kiến thức y khoa bổ ích trong thời gian tới nhé!

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí