Viêm mào tinh hoàn : 40% trường hợp gây vô sinh ở nam giới
Viêm mào tinh hoàn là một bệnh lý nam khoa nguy hiểm, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 20 đến 35 tuổi. Chính vì vậy, việc nắm rõ những kiến thức cơ bản về bệnh viêm mào tinh hoàn để phòng ngừa và phát hiện bệnh là rất quan trọng.
1. Viêm mào tinh hoàn là bệnh gì?
Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 36 tuổi.
Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại mào tinh, người bệnh sẽ thấy sưng tấy và đau ở mào tinh hoàn. Dựa vào thời gian tồn tại các triệu chứng, chia bệnh lý này thành 2 loại:
1.1 Viêm mào tinh hoàn cấp tính
Viêm mào tinh hoàn cấp tính có nhiễm khuẩn bắt đầu từ đuôi mào tinh và sau đó sẽ tiếp tục lan đến toàn bộ mào tinh. Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn cấp tính thường kéo dài dưới 6 tuần.
Nếu giai đoạn cấp tính, bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến viêm dây tinh, viêm toàn bộ tinh hoàn, và tiến triển sang giai đoạn mãn tính.
1.2 Viêm mào tinh hoàn mãn tính
Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính, thời gian tồn tại triệu chứng thường kéo dài trên 6 tuần.
Tình trạng mãn tính có thể làm ảnh hưởng đến chức năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn. Thậm chí có nguy cơ dẫn đến vô sinh do tắc đường dẫn tinh.
2. Bị viêm mào tinh hoàn nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn có thể do nhiễm khuẩn hoặc do vệ sinh không sạch sẽ. Nguyên nhân nhiễm khuẩn có thể được gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn khác nhau, trong khi đó, vệ sinh không sạch sẽ cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác cũng có thể góp phần vào việc gây ra viêm mào tinh hoàn.
2.1 Viêm mào do nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lý viêm mào tinh hoàn. Một số tác nhân gây nhiễm khuẩn như: Neisseria gonorrhoeae hoặc là Chlamydia trachomatis.
Ngoài ra, nhiễm khuẩn có thể do trực khuẩn đường ruột gram âm. Thường gặp ở những bệnh nhân có bất thường đường niệu hoặc bệnh nhân vừa trải qua các can thiệp thủ thuật tiết niệu, đặt ống thông đường tiểu lưu cữu.
2.2 Viêm mào do không nhiễm khuẩn
Trong những trường hợp mào tinh hoàn bị kích ứng bởi các hóa chất, nước tiểu trào ngược khi làm nghiệm pháp Valsalva hoặc sau các chấn thương tại chỗ dẫn đến mào tinh hoàn bị viêm.
2.3 Vệ sinh không sạch sẽ
Nam giới có thói quen vệ sinh không sạch sẽ bộ phận sinh dục rất dễ mắc viêm niệu đạo, viêm bàng quang,… Do chủ quan và tâm lý e ngại nên không điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây bệnh viêm mào tinh hoàn.
2.4 Nguyên nhân khác
Biến chứng quai bị cũng là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm mào tinh hoàn ở nam giới.
Theo thống kê có đến khoảng 20% số nam giới bị viêm tinh hoàn nguyên nhân là do biến chứng của quai bị. Thậm chí một số có thể bị vô sinh do không điều trị kịp thời.
Ngoài ra, những nam giới bị mắc các bệnh như: viêm đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt sẽ thuộc nhóm nguy cơ dẫn đến viêm mào tinh hoàn.
3. Biểu hiện viêm mào tinh hoàn
Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.
3.1 Viêm tinh hoàn cấp tính
Viêm tinh hoàn cấp tính có một số biểu hiện điển hình như: Có hiện tượng sốt nhẹ cho đến cao.
Phần mào tinh hoàn sưng đỏ và phù nề, đau rát. Ở vùng da bìu và hai bên bẹn có cảm giác đau nhức. Tiểu buốt, tiểu rắt,…
3.2 Viêm tinh hoàn mãn tính
Viêm tinh hoàn mãn tính có một số biểu hiện điển hình như: Có hiện tượng sốt cao, kèm theo suy nhược cơ thể.
Ở vùng bìu và tinh hoàn có cảm giác đau nhức mức độ trầm trọng kèm theo mào tinh hoàn sưng to. Người bệnh sẽ khó có thể đi lại bình thường.
4. Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên thì viêm mào tinh hoàn là bệnh lý nam khoa khá nguy hiểm. Tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh có thể gây ra những biến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.
Một số biến trứng có thể xảy ra như áp xe bìu, teo tinh hoàn, suy giảm chức năng sinh lí nam giới. Thậm chí có dẫn đến đến tình trạng vô sinh – hiếm muộn ở nam giới.
Ngoài ra, viêm mào tinh hoàn có lây hay không cũng được nhiều người bệnh hết sức quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa nam học thì viêm mào tinh hoàn được xếp vào nhóm bệnh không lây.
Tuy vậy, để giảm bớt mức độ nguy hiểm của bệnh gây ra. Bạn cần điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp bạn giảm được chi phí và có được hiệu quả điều trị cao hơn.
Bệnh viện đa khoa Hồng Hà là một địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý nam khoa. Cơ sở vật chất đầy đủ và trang thiết bị tiên tiến đảm bảo kết quả thăm khám nhanh chóng và chính xác nhất.
5. Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm mào tinh hoàn ở nam giới
Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay. Bệnh viêm mào tinh hoàn có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm..
5.1 Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh viêm mào tinh hoàn, cần phải tiến hành thăm khám lâm sàng ở vùng bẹn, tinh hoàn cả hai bên, khám trực tràng và tuyến tiền liệt.
Kết hợp với các kết quả xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh, các xét nghiệm gồm có:
- Xét nghiệm huyết học (tổng phân tích tế bào máu ngoại vi)
- Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.
- Xét nghiệm vi sinh (nhuộm Gram dịch niệu đạo để tìm các tác nhân gây bệnh hoặc làm kháng sinh đồ để giúp chọn lựa kháng sinh điều trị phù hợp)
- Siêu âm Doppler, chụp phim tinh hoàn để loại trừ khối u.
5.2 Điều trị
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị hợp lý. Do nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn.
Chính vì vậy, chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị là chủ yếu để diệt khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Khi điều trị bằng kháng sinh, người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ theo đúng liều bác sĩ đã kê, để tránh tình trạng không đạt được hiệu quả khi điều trị bệnh.
Sau khi đã điều trị khỏi bệnh thì người bệnh có thể phối hợp sử dụng những bài thuốc Đông y để tăng sức đề kháng. Giúp cơ thể miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
6. Cách phòng ngừa viêm mào tinh hoàn hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh viêm mào tinh hoàn, bạn cần chú ý đến một số điều sau:
- Giữ gìn lối sống sinh hoạt lành mạnh để nâng cao miễn dịch cho cơ thể.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ, chung thủy đời sống một vợ một chồng.
- Khi có những dấu hiệu nhiễm trùng đường sinh dục hoặc những dấu hiệu nghi ngờ viêm mào tinh hoàn, thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
- Tiêm phòng vắc xin quai bị hoặc điều trị tích cực, triệt để bệnh quai bị ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Trong trường hợp đã bị viêm mào tinh hoàn, bạn cũng rất cần chú ý đến vấn đề phòng ngừa diễn biến tiến triển của bệnh như: nghỉ ngơi tại giường, nâng cao bìu, có thể giảm đau bằng cách chườm đá, tránh mang vật nặng, tránh quan hệ tình dục,…..
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm mào tinh hoàn. giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này và có được phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.