Triệu Chứng – Nguyên Nhân Hình Thành Sỏi Túi Mật
80% các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng, đặc biệt là sỏi túi mật. Một số người bệnh có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu mơ hồ như chán ăn, sợ mùi dầu mỡ hoặc đắng miệng, khô họng, buồn nôn, đầy trướng, chậm tiêu sau mỗi bữa ăn. 20% còn lại có triệu chứng khi đã bị biến chứng, với các dấu hiệu:
1. Dấu hiệu cảnh báo sỏi túi mật
Đau bụng, mạn sườn: Người bệnh sỏi mật thường gặp các cơn đau đột ngột đến dữ dội, đau từ vùng hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc sau lưng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các cơn đau âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đau đôi khi ở vùng thượng vị và lan lên ngực. Đặc điểm đau của sỏi mật là cơn đau tăng lên sau ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói. Không kể trường hợp đau dữ dội, cơn đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của các bệnh dạ dày – tá tràng, đại tràng.
Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói. Các trường hợp khác, bệnh nhân có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh của dạ dày – tá tràng và của đường tiêu hóa.
Gan to: Chỉ khi khám bệnh thì mới phát hiện ra. Đây là triệu chứng thường gặp của sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật, nếu chỉ bị sỏi túi mật thì không gây gan to. Tắc mật do sỏi trong ống mật chủ có thể xuất hiện túi mật to.
Sốt: Là biểu hiện khi xảy ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi hoặc bùn mật. Có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.
Vàng da: Bệnh sỏi mật ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Biểu hiện đầu tiên của vàng da là nước tiểu vàng sậm, kế đến là mắt vàng và sau đó là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da.
Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn ở túi mật quá nặng nên gây tắc nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi túi mật rơi xuống đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mãn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật – đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật.
2. Nguyên nhân hình thành sỏi túi mật
3. Một số yếu tố nguy cơ phát triển sỏi túi mật đó là:
Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc sỏi túi mật, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Giới tính, tuổi tác: Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn nam giới. Tuổi tác càng cao, bạn càng có nhiều khả năng bị sỏi mật.
Thừa cân hoặc béo phì: Những người thừa cân với chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 có nguy cơ cao mắc sỏi mật.
Giảm vận động của túi mật: do ít vận động, ngồi nhiều; chế độ ăn uống quá kiêng khem hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
Chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol.
Không tẩy giun theo định kì
Điều trị sỏi túi mật phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và loại sỏi, độ nặng của bệnh và những biến chứng sỏi túi mật gây ra. Để phát hiện và điều trị sỏi túi mật hiệu quả nhất, người bệnh cần đến các cơ sở uy tín để kiểm tra khi có các dấu hiệu nghi ngờ. Đặt lịch online với bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hồng Hà để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia đầu ngành.