Sỏi niệu đạo: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị.
Sỏi niệu đạo là sỏi nằm trong hệ tiết niệu, do sỏi thận rơi xuống bàng quang, niệu đạo và mắc kẹt tại đó. Sỏi niệu đạo gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc, nhiễm trùng nước tiểu. Trường hợp nặng bệnh còn dẫn đến ung thư.
1. Đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi niệu đạo
Sỏi thường xảy ra ở nam giới, với tỷ lệ 5 nam giới mới có 1 phụ nữ mắc bệnh. Tuổi mắc sỏi niệu ở đàn ông trung bình từ 20 – 40 tuổi còn phụ nữ lại từ 25 – 40 tuổi. Tuy nhiên từ 55 tuổi trở lên, phụ nữ lại có nhiều người bị sỏi niệu.
Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển và các vùng núi đá vôi, nguồn nước chứa quá nhiều canxi cũng dễ bị bệnh hơn các vùng khác.
2. Dấu hiệu của sỏi niệu đạo
Sỏi niệu đạo khi mới mắc bệnh thì không gây ra biểu hiện gì khiến cho người bệnh rất khó nhận biết các dấu hiệu của bệnh, chỉ đến khi sỏi lớn gây ra đau đớn cho người bệnh thì bệnh nhân mới nghi ngờ mình mắc bệnh, có nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì cũng đang là thời kì mà bệnh gây ra biến chứng bất lợi cho sức khỏe người bệnh.
Dưới đây là những triệu chứng có thể gặp của bệnh sỏi niệu đạo mà nếu như bệnh nhân thấy mình có một trong những biểu hiện sau thì cần đến các trung tâm y tế để được khám và chẩn đoán chính xác bệnh:
Nơi sỏi niệu đạo tồn tại thì đường tiết niệu bị kích thích, cọ xát đưa đến co thắt, … gây tăng áp lực đột ngột ở đài – bể thận làm nên các cơn đau quặn thận . Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe… bên cạnh đó thì người bệnh còn có những cơn đau quặn vùng thận:
3. Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu
Đa số sỏi di chuyển từ bàng quang xuống.
Sỏi niệu có thể hình thành tại niệu đạo do túi thừa ở gốc dương vật, do chít hẹp niệu đạo
Do sỏi to, ghồ ghê khiến sỏi bị mắc kẹt tại niệu đạo
Hẹp- viêm dính bao quy đầu.
4. Chẩn đoán sỏi niệu đạo
a.Cơ năng:
Tiền sử: Chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu, sau mổ tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo…
tiểu khó, tiểu buốt tiểu tắc đột ngột, có khi bí tiểu hoàn toàn, …
Tiểu máu đầu bãi,
Tiểu đục, tiểu buốt khi có túi thừa niệu đạo.
Tia tiểu nhỏ khi có hẹp niệu đạo
b.Toàn thân:
Tâm lý lo lắng, sợ hãi khi bí tiểu cấp.
Có thể có sốt khi nhiễm trùng tiết niệu.
c.Thực thể:
Dương vật có thể cương do đau, miệng sáo có máu rỉ ra, có sẹo mổ cũ…
Sờ thấy sỏi dọc theo niệu đạo.
Chạm sỏi khi đặt sond tiểu thăm dò.
Thăm trực tràng: Sờ thấy sỏi ở đoạn niệu đạo tuyến tiền liệt, thăm tuyến tiền liệt…
d.Cận lâm sàng:
XQ khung chậu: Sỏi kẹt niệu đạo phần cổ bàng quang hay sỏi kẹt niệu đạo dương vật…
XQ niệu đạo ngược dòng ( Sỏi không cản quang): Hình ảnh cắt cụt, thuốc có thể qua đoạn hẹp lên bàng quang.
XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị, UIV: Chẩn đoán sỏi tiết niệu ở các vị trí khác.
Siêu âm ổ bụng: Sỏi kẹt cổ bàng quang, sỏi bàng quang…
5. Giải pháp điều trị sỏi đường tiết niệu
Điều trị nội khoa:
Sỏi nhỏ kích thước < 7mm, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm, tắc nghẽn có thể sử dụng thuốc tán sỏi qua đường tiểu
Phương pháp ít sang chấn:
Tán sỏi ngoài cơ thể: Sỏi thận, sỏi niệu quản 1/3 kích thước < 2cm, chưa gây biến chứng viêm nhiễm hệ tiết niệu
Tán sỏi qua nội soi niệu quản: Sỏi niệu quản < 1cm, không ứ mủ, viêm nhiễm
Lấy sỏi qua da: Sỏi 1/3 trên niệu quản, kích thước sỏi lớn
Phẫu thuật
Tất cả sỏi lớn hơn 7mm đã gây biến chứng nặng như teo thận, ứ mủ,…