Sỏi gan: Phương pháp điều trị sỏi gan tốt nhất hiện nay
Sỏi gan là một căn bệnh phổ biến nhưng ít người biết đến cho đến khi mắc phải. Bản chất của sỏi gan cũng giống như sỏi túi mật hay sỏi ống mật chủ, nhưng lại nằm trong các ống gan. Tại sao sỏi gan hình thành, dấu hiệu và biến chứng của bệnh ra sao, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Triệu chứng bệnh sỏi gan?
Nếu đa số trường hợp sỏi túi mật không gây triệu chứng thì sỏi gan hoàn toàn ngược lại. Ngay từ giai đoạn mới chớm, người bệnh đã có thể nhận thấy một vài dấu hiệu như đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn, đau nhẹ ở vùng hạ sườn phải.Tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng này với các bệnh khác, chỉ đến khi bệnh nặng thực sự mới đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
2. Nguyên nhân hình thành sỏi gan
– Do sự bất thường của axit mật và cholesterol trong gan
– Viêm đường mật do mật tích tụ trong gan.
– Do sự tích lũy quá nhiều các chất độc hại trong gan cũng như trong toàn bộ cơ thể.
– Thói quen ăn uống nghèo nàn gây suy dinh dưỡng.
– Vấn đề di truyền (sự xuất hiện của các gen xấu).
– Sử dụng thường xuyên các loại thuốc tổng hợp.
– Giun từ ruột lên đường mật và gây nhiễm trùng. Giun thường ký sinh ở phần đoạn cuối của ruột non. Vì một vài lý do nào đó mà giun đi ngược từ ruột non đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật trong gan. Sự hoạt động của giun ở đây gây nhiễm khuẩn đường mật dẫn đến sự hình thành sỏi trong gan.
3. Biến chứng nguy hiểm của sỏi gan cho cơ thể
– Viêm mủ đường mật là biến chứng thường gặp nhất khi bị sỏi mật trong gan.
– Một số biến chứng khác mà người bệnh sỏi gan có thể gặp phải như viêm đường mật tái phát nhiều lần, hoặc chít hẹp đường mật, teo nhu mô gan, áp xe gan. Mặc dù hiếm gặp hơn, người bệnh sỏi gan cũng có thể bị giảm tiểu cầu, tăng cường hoạt hóa tiểu cầu dẫn tới rối loạn quá trình đông máu và khiến người bệnh dễ bị xuất huyết.
– Gây nhiễm trùng đường huyết và choáng nhiễm trùng. Những cơn sốt cao kèm theo hiện tượng rét run, nhiễm trùng và tắc mật nặng, rối loạn huyết động thường đẩy người bệnh vào tình trạng choáng và mệt. Trường hợp này, bệnh nhân phải cấy máu nhiều lần.
– Sỏi trong gan để lâu ngày kèm theo viêm nhiễm sẽ làm tổn thương nhu mô gan và thay thế bằng tổ chức xơ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan.
– Ung thư đường mật và bệnh sỏi gan đã được chứng minh có mối liên quan với nhau, khi mà có 2.4-10% người bệnh sỏi gan phát triển ung thư đường mật. Các nhà khoa học giải thích có thể do ứ trệ dịch mật lâu ngày đã kích thích làm các tế bào niêm mạc đường mật tăng sinh, tạo ra các tế bào bất thường gây ung thư đường mật.
4. Điều trị bệnh sỏi như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi túi mật khác nhau tùy thuộc kích thước sỏi
– Dùng thuốc tán sỏi: Thuốc này làm tan sỏi chứa nhiều cholesterol, tuy nhiên sỏi này không phổ biến ở Việt Nam nên không có nhiều tác dụng
– Tán sỏi qua: Điều trị này sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ có thể đi qua ống mật mà không gây tắc nghẽn. Tuy nhiên phương pháp này thường không đạt hiệu quả cao, phân nửa tái phát hoặc còn sót sỏi.
– Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ là gan
Hiện tại, phương pháp phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi được xem là phương pháp điều trị ngoại khoa hiệu quả và an toàn nhất.