Trứng lép là gì? Trứng bị lép có rụng để thụ thai được không?
Trứng giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ thai. Những chị em bị trứng lép làm giảm đáng kể tỉ lệ thụ thai tự nhiên thành công, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Để có thể thụ thai thành công nữ giới cần phải điều trị dứt điểm tình trạng này. Cùng tìm hiểu thông tin về trứng lép và biện pháp khắc phục ở bài viết dưới đây.
1. Trứng lép là gì
Trứng lép là hiện tượng trứng kém phát triển về kích thước, chất lượng và không thể rụng. Dẫn đến việc trứng không thể kết hợp với tinh dịch để hình thành thai.
Thông thường, trứng phát triển khỏe mạnh sẽ có kích thước từ 8 – 22mm. Nếu chị em bị trứng lép, kích thước trứng sẽ chỉ có kích thước từ 3 – 5mm.
2. 4 Biểu hiện của chất lượng trứng kém
Để theo dõi và nhận biết các dấu hiệu của trứng lép, chị em cần thường xuyên đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ. Nếu cơ thể xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây, có thể chị em đang bị trứng lép: không kinh nguyệt, đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, dịch âm đạo bất thường.
2.1 Không có kinh nguyệt
Nhiều chị em thường chủ quan với tình trạng kinh nguyệt không đều. Khi bị trứng lép nữ giới có thể không có kinh trong khoảng thời gian lên đến 6 tháng. Nguyên nhân là do trứng bị lép nên không thể rụng dẫn đến việc không xuất hiện kinh nguyệt.
2.2 Đau bụng dưới
Nhiều chị em đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ cảm thấy đau ê ẩm vùng bụng dưới. Cứ nghĩ đây là điều vô cùng bình thường. Thế nhưng đây là một trong những dấu hiệu của bệnh trứng lép. Nữ giới cần lưu ý để theo dõi và kịp thời điều trị nếu bị lép trứng.
2.3 Chu kỳ kinh bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt không đều hàng tháng cũng là một trong những biểu hiện cho thấy trứng bị lép. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.
Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt không đều là triệu chứng của nhiều bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nếu tình trạng kéo dài quá lâu chị em nên đến bệnh viện thăm khám.
2.4 Dịch âm đạo bất thường
Thông thường dịch âm đạo có dấu hiệu bất thường chị em sẽ nghĩ viêm âm đạo. Nhưng đây cũng có thể là triệu chứng bệnh trứng lép của phụ nữ.
Nguyên nhân dẫn đến âm đạo tiết ra dịch có màu, mùi bất thường là do sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen.
Đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trứng không thể phát triển về kích thước và tác động trực tiếp đến quá trình tiết dịch.
Dịch âm đạo có dấu hiệu bất thường chính là báo hiệu cho việc cơ quan sinh dục cũng có sự thay đổi. Vì vậy, khi thấy chất dịch này tiết ra thì chị em nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra phụ khoa.
3. 6 Nguyên nhân trứng bị lép
Theo các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Hồng Hà trứng lép ở chị em có thể do các nguyên nhân sau đây: độ tuổi chưa phát triển, thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố rối loạn, do bệnh lý, tâm lý bất ổn, chế độ sinh hoạt.
3.1 Độ tuổi chưa phát triển hoàn thiện
Đối với các thiếu nữ ở độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh sản chưa được phát triển hoàn thiện. Lúc này lượng hormone sinh dục trong cơ thể chưa tiết ra nhiều nên trứng khó phát triển về kích thước, dẫn đến lép trứng.
Chị em ở độ tuổi này đừng quá lo lắng, hãy chờ đợi thêm thời gian để các cơ quan sinh dục hoàn thiện chức năng.
3.2 Thời kỳ mãn kinh
Nếu như cơ quan sinh dục của các bé gái chưa hoàn thiện về chức năng dẫn đến lép trứng. Thì ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh buồng trứng lại bị suy giảm mạnh.
Đây là giai đoạn cơ thể chị em phụ nữ có những dấu hiệu lão hóa rõ nhất đặc biệt là cơ quan sinh sản. Nội tiết tố không được sản sinh nhiều nên trứng không thể phát triển đạt tới kích thước bình thường.
3.3 Nội tiết tố rối loạn
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lép trứng của phụ nữ. Khi nội tiết tố không ổn định, kéo theo cơ thể không sản sinh ra nhiều hormone đặc biệt là estrogen.
Khi các hormone này bị thiếu hụt sẽ khiến kích thước trứng nhỏ đi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai của chị em.
3.4 Tâm lý bất ổn
Cuộc sống và công việc có nhiều áp lực khiến chị em cảm thấy quá mệt mỏi. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản của nữ giới. Nếu bị stress, căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng của trứng.
Để có thể hạn chế và điều trị tình trạng trứng lép chị em nên giữ tinh thần luôn vui tươi, giải tỏa áp lực, cân bằng cuộc sống sớm có thai như mong muốn.
3.5 Do bệnh lý
Những chị em đã mắc bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm buồng trứng, cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trứng không phát triển bình thường. Các bệnh về phụ khoa đều tiềm ẩn nguy hiểm và cần được điều trị, bởi các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em.
3.6 Chế độ sinh hoạt
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn cung cấp đủ dinh dưỡng để trứng phát triển tốt. Việc không bổ sung lượng thực phẩm cần thiết cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trứng nhỏ, kém phát triển.
Chị em bị bệnh trứng lép nên tham khảo một số loại dưỡng chất cần thiết để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời nên tìm hiểu thêm những thực phẩm không nên ăn để tránh nguy cơ mắc bệnh lép trứng.
4. Trứng lép có thụ thai được không
Như đã phân tích, phụ nữ bị trứng lép sẽ khó có thể rụng trứng và thụ thai. Tình trạng này khiến trứng không thể kết hợp với tinh trùng để tạo thành phôi.
Các bác sĩ Hồng Hà cho biết, trứng không phát triển sẽ không thể tự thoát ra lớp màng và tách ra buồng trứng. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ bị trứng lép thường có dấu hiệu mất kinh trong nhiều tháng liền.
Với sự phát triển của y học ngày nay, chị em gặp vấn đề về trứng lép không thể rụng có thể yên tâm. Bởi tình trạng này có thể điều trị bằng nhiều phương pháp, điển hình là cách kích thích trứng rụng.
Đây là một biện pháp được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả, đặc biệt chi phí thực hiện cũng hợp lý với nhiều bệnh nhân.
Ngoài phương pháp kích thích rụng trứng thì người bệnh vẫn có thể được các bác sĩ chỉ định các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Những biện pháp này đã trở nên rất phổ biến với nhiều cặp vợ chồng.
5. Bị trứng lép phải làm sao
Như đã chia sẻ ở trên, đối với trường hợp trứng lép, khiến các cặp vợ chồng quan hệ lâu nhưng không có thai thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản khoa. Thông qua thăm khám bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng trứng lép và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, giúp hiện thực hóa thiên chức làm cha mẹ của các cặp đôi.
- Với sự phát triển của y học hiện đại, trứng bị lép có thể điều trị bằng phương pháp kích trứng, kích thích các nang noãn phát triển và thúc đẩy quá trình rụng trứng.
- Trường hợp suy buồng trứng, nang noãn không thể phát triển thì bác sĩ sẽ yêu cầu chị em bổ sung nội tiết tố để kích thích cơ quan sinh dục hoạt động. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng đạt tỷ lệ 100%.
- Khi cả 2 phương pháp trên không thu được hiệu quả, bác sĩ sẽ bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) để trừng và tinh trùng gặp nhau, tăng khả năng mang thai,
- Nếu IUI không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp IVF- kích trứng liều cao tăng tỷ lệ thụ thai.
- Trường hợp xấu nhất, người bệnh không đáp ứng được thuốc điều trị, trứng không phát triển thì bắt buộc phải xin noãn để thực hiện thụ tinh ống nghiệm.
6. Biện pháp cải thiện trứng lép hiệu quả
Đối với những bệnh nhân bị bệnh trứng lép nên tham khảo những biện pháp dưới đây để có thể hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị.
6.1 Chế độ ăn uống
Một lần nữa khẳng định chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh trứng lép. Bệnh nhân cần bổ sung cho các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: chất sắt, chất xơ, các loại vitamin,…
Song song đó, chị em cũng nên biết một số loại thực phẩm không nên sử dụng như: Đồ uống chứa nhiều cồn, gas, các chất kích thích và thức ăn nhanh.
Đây đều là những loại thực phẩm không những cản trở sự phát triển của trứng mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
6.2 Sinh hoạt
Nếu như chế độ dinh dưỡng là cần thiết trong quá trình cải thiện trứng lép thì việc sinh hoạt hàng ngày cũng quan trọng không kém.
Người bệnh cần luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng, tăng quá trình trao đổi chất và lưu thông máu. Từ đó cơ thể sản sinh ra nhiều estrogen và các nội tiết tố, hỗ trợ chức năng sinh sản hiệu quả hơn.
6.3 Điều trị
Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ kích thích trứng phát triển thì người bệnh cần được điều trị tại các bệnh viện. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với từng tình trạng bệnh. Vì vậy, chị em nên chọn những cơ sở, bệnh viện uy tín để điều trị được tốt hơn.
Tại Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Hồng Hà là một địa chỉ đáng tin cậy của nhiều bệnh nhân. Bởi tại đây hội tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Không những vậy, bệnh viện đã có thâm niên hoạt động hơn 20 năm, đã và đang điều trị thành công rất nhiều trường hợp về trứng lép.
7. Người trứng lép có thụ tinh ống nghiệm được không
Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp được ưu tiên sau khi phương pháp kích trứng không thành công. Vì vậy, thụ tinh ống nghiệm là biện pháp hữu hiệu cho các cặp vợ chồng muốn có con nhưng bị trứng nhỏ.
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ chọn trứng đạt chất lượng tốt để thụ tinh. Đối với chị em bị bệnh trứng lép bẩm sinh thì đây là biện pháp tốt nhất ở thời điểm hiện tại.
8. Trứng lép có kinh nguyệt không
Câu trả lời là có. Tuy nhiên nếu chị em gặp tình trạng chu kỳ kinh kéo dài và lượng kinh nguyệt ít thì khả năng đang gặp phải tình trạng trứng lép. Cụ thể là chu kỳ kinh kéo dài trên 38 ngày, kèm theo ngày có kinh nhỏ hơn 3 ngày, lượng kinh ít.
Biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng kinh ít cũng là nguyên nhân của một số bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Vì thế chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Nhìn chung, khi bị trứng lép chị em cũng không nên quá lo lắng càng làm ảnh hưởng tình hình bệnh. Thay vào đó, hãy đến ngay bệnh viện uy tín để khám và điều trị bệnh. Kết hợp với các biện pháp cải thiện trứng lép, tin chắc với sự kiên trì chị em sẽ có thể thụ thai như mong muốn.