12 Nguyên nhân trễ kinh 10 ngày và cách có chu kỳ kinh nguyệt
Trễ kinh 10 ngày là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn đến trễ kinh chủ yếu là do nội tiết tố, bệnh phụ khoa hoặc do bạn đang có thai… Để chu kỳ kinh nguyệt được đều đặn, bạn cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và thường xuyên đi khám sức khỏe.
1. Như thế nào là trễ kinh
Trễ kinh (chậm kinh) là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở nữ giới khi đến kỳ hành kinh nhưng không xuất hiện kinh nguyệt hoặc quá 35 ngày (tính từ ngày hành kinh).
Ngoài ra, nếu chị em phụ nữ không có kinh trong 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì được coi là vô kinh.
2. Tình trạng trễ kinh sau bao nhiêu ngày là bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ được lặp đi lặp lại vào mỗi tháng và diễn ra trong khoảng 28 – 35 ngày, có thể chậm hơn 1, 2 ngày là điều bình thường. Nếu không có kinh từ 10 ngày trở lên thì gọi là trễ kinh.
Bạn nên đến thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ nhanh chóng, tránh để tình trạng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
3. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trễ kinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trễ kinh như: Do mang thai, rối loạn nội tiết tố, giảm cân quá mức, tăng cân đột ngột, bị đa nang buồng trứng, mắc các bệnh phụ khoa, mãn kinh sớm, vận động quá sức, sử dụng nhiều chất kích thích…
3.1 Do mang thai
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng trễ kinh là do mang thai nếu các chị em phụ nữ có quan hệ tình dục trước đó. Thông thường, theo chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc trong tử cung sẽ dày lên mỗi tháng để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Nếu trứng và tinh trùng không gặp nhau, quá trình thụ thai sẽ không bắt đầu và lớp niêm mạc sẽ tách ra khỏi tử cung, dẫn đến hiện tượng chảy máu (gọi là hành kinh).
Nếu trứng được thụ tinh và làm tổ bên trong tử cung, lớp niêm mạc sẽ không bong ra mà được nuôi dưỡng để hình thành và phát triển thai nhi. Vì vậy, trong suốt thời gian mang thai, phụ nữ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt. Nếu bạn trễ kinh, rất có thể đó là dấu hiệu bạn đang mang thai.
3.2 Do rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố chính là yếu tố khiến chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đều đặn mỗi tháng. Nếu nội tiết tố mất cân bằng sẽ dẫn tới tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn và gây ra hiện tượng trễ kinh.
Để không ảnh hưởng đến nội tiết tố và giúp điều hòa kinh nguyệt, bạn nên thay đổi lối sống và thói quen không lành mạnh như: Bia rượu, hút thuốc lá, thức khuya, làm việc quá sức, ít vận động. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo cân nặng được duy trì ổn định, không tăng hoặc giảm quá đột ngột và nên khám phụ khoa đều đặn để phát hiện và chữa trị sớm các bệnh lý.
3.3 Giảm cân quá mức
Có rất nhiều chị em phụ nữ muốn có vòng eo lý tưởng nên đã nhịn ăn khiến cân nặng giảm một cách đột ngột hoặc không có kế hoạch ăn kiêng phù hợp. Khi cân nặng thay đổi bất ngờ sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
3.4 Tăng cân đột ngột
Giống như trường hợp giảm cân đột ngột, việc bạn tăng cân quá mức sẽ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra tình trạng trễ kinh.
3.5 Buồng trứng đa nang
Hội chứng PCOS (buồng trứng đa nang) khiến nội tiết tố ở nữ mất cân bằng và hình thành nên các nang nhỏ trong buồng trứng, từ đó ngăn chặn quá trình rụng trứng khiến chị em phụ nữ khó có kinh nguyệt ổn định.
3.6 Các bệnh phụ khoa
Các bệnh phụ khoa cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh như: Viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung, suy buồng trứng, đa nang buồng trứng… Bạn nên tới thăm khám bác sĩ chuyên môn ngay khi có những dấu hiệu bất thường như: Máu kinh bị vón cục, mùi hôi khó chịu, màu sắc lạ, đau bụng dưới âm ỉ kéo dài, dịch tiết âm đạo có màu bất thường…
3.7 Mãn kinh sớm
Mãn kinh sớm không chỉ gây ra tình trạng chậm kinh, mất kinh sớm mà còn khiến bạn gặp phải một số vấn đề như: Nóng trong người, khô âm đạo, mất ngủ, chóng mặt, nhan sắc kém đi…
3.8 Sử dụng chất kích thích
Nếu chị em phụ nữ sử dụng nhiều chất kích thích như bia, rượu… sẽ gây ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể, đặc biệt là hormone sinh sản, từ đó dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
3.9 Vận động quá sức
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện vóc dáng nếu có chế độ tập luyện hợp lý, khoa học. Tuy nhiên, nếu vận động quá sức sẽ khiến cơ thể mất năng lượng, luôn cảm thấy mệt mỏi và khiến lượng estrogen không sản xuất đủ dẫn đến tình trạng chậm kinh.
3.10 Tâm trạng căng thẳng
Quá trình tạo ra estrogen trong kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc căng thẳng, stress. Bạn nên giữ cho mình lối sống vui vẻ, lạc quan, suy nghĩ tích cực và dành thời gian cho bản thân mình nhiều hơn để các chức năng trong cơ thể hoạt động bình thường.
3.11 Tăng tuyến giáp bất thường
Tình trạng tăng tuyến giáp cũng là một nguyên nhân dẫn đến trễ kinh. Tuyến giáp là cơ quan giúp điều chỉnh, kiểm soát hoạt động cơ thể và có ảnh hưởng đến việc sản sinh các hormone ở nữ.
3.12 Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc tránh thai liên tục sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: Buồn nôn, đau bụng dưới, căng tức ngực, chậm kinh… Trong thuốc tránh thai thường chứa hàm lượng estrogen và progesterone có khả năng ngăn chặn quá trình rụng trứng khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh. Ngoài ra, một số thuốc như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm cân, thuốc ngủ, thuốc nội tiết tố… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khỏe, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
4. Cần làm gì khi trễ kinh 10 ngày
Khi trễ kinh 10 ngày, bạn nên đi khám phụ khoa hoặc sử dụng que thử thai và thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng nếu chậm kinh 10 ngày ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh vì sau khi nội tiết tố được cân bằng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định lại.
4.1 Trễ kinh 10 ngày xét nghiệm hoặc sử dụng que thử thai
Với những người mới quan hệ tình dục và bị trễ kinh khoảng 10 ngày thì nên sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm để xác định mình có thai hay không. Nếu kết quả 2 vạch là bạn đã có thai.
Bạn cũng có thể tới cơ sở y tế chuyên khoa để xét nghiệm chỉ số hCG trong nước tiểu và máu để xác định xem mình có mang thai không.
4.2 Đi khám phụ khoa
Nếu bạn không quan hệ tình dục mà vẫn bị trễ kinh thường xuyên thì rất có thể là bạn đang mắc phải một số bệnh phụ khoa. Để chẩn đoán chính xác và có phương hướng điều trị, bạn nên đi khám phụ khoa để nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
4.3 Trễ kinh 10 ngày – Thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trễ kinh là do lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Bạn nên thay đổi lối sống tích cực, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng tâm lý bằng cách:
– Đảm bảo ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày), không thức khuya và không làm việc quá sức.
– Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao với cường độ phù hợp để duy trì sức khỏe.
– Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, protein, uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày).
– Khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm và khắc phục các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
5. Khi bị trễ kinh nên uống gì cho máu ra bình thường
Khi bị trễ kinh, bạn nên bổ sung một số loại nước uống như sau:
– Bổ sung cho cơ thể nhiều nước: Nước chiếm 70% trong cơ thể con người. Việc cung cấp đủ nước cần thiết mỗi ngày không chỉ giúp điều hòa kinh nguyệt mà còn giúp cơ thể đào thải chất độc, cặn bã ra ngoài thông qua đường bài tiết và mồ hôi. Uống đủ nước còn giúp bạn giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng lo âu.
– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như: Nước ép, sinh tố trái cây… để làm tăng nồng độ progesterone và estrogen, giúp điều hòa kinh nguyệt, tránh tình trạng chậm kinh.
– Sữa: Các loại sữa không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có khả năng chống lại những mệt mỏi ngày kinh nguyệt, giúp cân bằng nội tiết tố.
– Trà gừng: Gừng có tính nóng và là vị thuốc được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Trà gừng có tác dụng làm ấm cơ thể và tử cung, thúc đẩy quá trình co bóp tử cung, làm giảm cảm giác đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng trà gừng mà cần sử dụng với liều lượng phù hợp.
6. Làm thế nào để giúp nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn
Một chu kỳ kinh nguyệt đều khi vòng kinh lặp lại theo chu kỳ từ 28 – 35 ngày. Cách để giúp kinh nguyệt đều đặn chính là bạn cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh, cụ thể như sau:
– Khám phụ khoa định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân và có phương hướng điều trị hiệu quả ngay từ khi bệnh mới phát triển.
– Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và thời gian rụng trứng.
– Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để cải thiện nội tiết tố, giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
– Ngủ đúng giấc và đủ giấc, không thức khuya, giúp tinh thần thoải mái.
– Tập thể dục thể thao đều đặn giúp giải phóng năng lượng và điều hòa nội tiết tố.
Để tránh các bệnh phụ khoa cũng như đảm bảo vệ sinh vùng kín, ngăn chặn tình trạng trễ kinh, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, thường xuyên đi khám phụ khoa để có phương pháp khắc phục kịp thời.