Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Bác sĩ tư vấn hiếm muộn: Chọn đúng thời điểm gặp bác để sớm có tin vui

Vô sinh hiếm muộn là nguyên nhân cản trở hạnh phúc trọn vẹn của hàng triệu gia đình Việt. Đừng để việc thiếu kiến thức ngăn bước hành trình tìm con của mình. Hãy gặp bác sĩ tư vấn hiếm muộn vào thời điểm vàng để sớm hiện thực thiên chức làm cha, làm mẹ.

1. Hiếm muộn được xác định như thế nào

Hiếm muộn được xác định khi hai vợ chồng giao hợp đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không có thai tự nhiên. Đối với người vợ từ 35 tuổi trở lên là 6 tháng, dưới 35 tuổi là 12 tháng.

Một cặp vợ chồng khỏe mạnh dưới 30 tuổi, quan hệ tình dục thường xuyên (khoảng 2-3 lần/tuần) không áp dụng biện pháp tránh thai tỷ lệ thụ thai là 20 – 25% mỗi tháng. Đa số các cặp vợ chồng không có thai trong một năm đầu.

Hiếm muộn vô sinh được chia làm 2 loại gồm:

Vô sinh nguyên phát: Cặp vợ chồng chưa từng có thai lần nào

Vô sinh thứ phát: Là trường hợp người vợ đã từng có thai (ít nhất một lần) muốn tiếp tục sinh đẻ nhưng không thể thụ thai được.

Hiếm muộn là khi cặp vợ chồng quan hệ tình dục trong một năm nhưng không thụ thai

Hiếm muộn là khi cặp vợ chồng quan hệ tình dục trong một năm nhưng không thụ thai

2. Khi nào liên hệ bác sĩ hiếm muộn tư vấn

Chìa khóa để giúp những cặp vợ chồng muộn con cái thực hiện được giấc mơ có con chính là đi khám vô sinh hiếm muộn đúng thời điểm, càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

2.1 Đối với phụ nữ

– Những đối tượng phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 40 tuổi hoặc trên 40 tuổi, đang cố gắng thụ thai nhưng trong vòng sáu tháng hoặc lâu hơn vẫn chưa có tin vui.

– Phụ nữ không có kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh thất thường (tháng có tháng không).

– Phụ nữ từng gặp phải những vấn đề về sinh nở như thai chết lưu, sảy thai nhiều lần,…

– Từng được chuẩn đoán bị lạc nội mạc tử cung viêm âm đạo hoặc bệnh viêm vùng chậu,…

– Phụ nữ gặp các dấu hiệu viêm nhiễm đường sinh dục như: khí hư bất thường ra bất thường, tiểu buốt, tiểu rắt, ngứa ngáy vùng kín …

– Người từng có tiền sử về các bệnh ung thư.

2.2 Đối với nam giới

– Mắc các vấn đề liên quan đến tinh trùng như: số lượng tinh trùng ít, chất lượng thấp, bất thường về hình dạng, kích thước…

– Túi bìu đựng tinh hoàn bị sưng to bất thường

– Nam giới đã từng thực hiện thắt ống dẫn tinh

– Người đã từng can thiệp phẫu thuật vùng bẹn hoặc bìu

– Tinh hoàn nhỏ khiến khả năng xuất tinh thấp

– Những người có tiền sử từng bị các bệnh ung thư

– Viêm mào tinh hoàn, tinh hoàn bị thương tổn

3. Những câu hỏi bác sĩ tư vấn hiếm muộn đặt ra

Để chẩn đoán bệnh lý cơ bản ở bước ban đầu trước khi chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết, bác sĩ tư vấn hiếm muộn có thể đặt ra những câu hỏi với cặp vợ chồng như sau:

– Đời sống tình dục của hai vợ chồng bao gồm: Tần suất quan hệ, tiền sử về các vấn đề bất thường về tình dục hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác…

– Người vợ có bị stress không, chu kỳ kinh thế nào, có từng mắc bệnh phải điều trị kéo dài hay từng can thiệp phẫu thuật gì trước đây hay không.

– Người vợ đã từng có thai lần nào chưa, kết quả những lần mang thai đó ( sảy thai, thai chết lưu hay sinh non, sinh mổ hay sinh thường), có nạo phá thai trước đây hay không.

– Thời gian không áp dụng các biện pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng khi nào.

– Tiền sử: Cặp vợ chồng có hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích… nếu có cần nói cho bác sĩ tư vấn biết.

– Một số câu hỏi về những lần điều trị trước nếu có: Vợ chồng từng khám vô sinh hiếm muộn ở nơi nào chưa. Nếu người bệnh đã khám hiếm muộn trước đó thì nên mang theo các giấy tờ liên quan khi đến gặp bác sĩ mới.

Bác sĩ tư vấn hiếm muộn sẽ đặt ra nhiều câu hỏi với người bệnh

Bác sĩ tư vấn hiếm muộn sẽ đặt ra nhiều câu hỏi với người bệnh

4. Bác sĩ tư vấn hiếm muộn có thể yêu cầu thực hiện những xét nghiệm nào

Thực hiện các bước siêu âm hay xét nghiệm chuyên sâu có vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị sau này cho các cặp vợ chồng hiếm muộn con cái. Bác sĩ tư vấn hiếm muộn sẽ có thể yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm sau:

4.1 Xét nghiệm máu

Đối với nữ giới

–  Xét nghiệm hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) phải được thực hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba trong chu kỳ kinh.

–  Giữa chu kỳ kinh nguyệt hormone tạo hoàng thể sẽ tăng lên, vì thể người bện có thể cần phải đến để làm thêm các xét nghiệm sau đó (khoảng bảy ngày sau khi bạn bắt đầu rụng trứng).

–  Sau khi bạn rụng trứng, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ progesterone và estradiol ở người vợ và so sánh chúng với mức độ đạt được trong ngày thứ hai hoặc thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt.

Đối với nam giới

Xét nghiệm máu bao gồm các hormon như: FSH, LH, testosterone, các kháng nguyên, kháng thể gây nên các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: giang mai, lậu,… Dựa trên kết quả máu và các chỉ số thu được, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

4.2 Xét nghiệm tinh dịch

Phương pháp xét nghiệm tinh dịch đồ để phân tích tinh trùng và tinh dịch, phát hiện những bất thường về số lượng, kích thước, hình dáng và khả năng hoạt động hiệu quả của tinh trùng.

4.3 Một số xét nghiệm khác

Bác sĩ tư vấn hiếm muộn có thể yêu cầu vợ chồng thực hiện một số xét nghiệm khác để chẩn đoán tình trạng bệnh như:

– Siêu âm qua âm đạo kiểm tra hoạt động của nang buồng trứng

Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để kiểm tra hoạt động của buồng trứng và tử cung. Siêu âm thường được thực hiện vào thời điểm 15 ngày trước kỳ kinh nguyệt dự kiến.

– Chụp Hysterosalpingogram chẩn đoán tắc nghẽn ống dẫn trứng và khuyết tật của tử cung

Hysterosalpingogram (HSG) còn được gọi là tubogram. Bác sĩ sử dụng một loạt các tia X đưa qua ống dẫn trứng sau khi thuốc nhuộm dạng lỏng đã được tiêm vào trong tử cung và âm đạo. Nếu một trong các ống dẫn trứng bị tắc, trên phim chụp X-quang sẽ thấy vật cản rõ ràng vì thuốc nhuộm lỏng sẽ không vượt qua được. Lịch chụp HSG được lên trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 13 của chu kỳ kinh.

– Nội soi tử cung tìm các vấn đề gặp phải ở khu vực này

Nếu phát hiện có vấn đề trên phim chụp HSG, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nội soi tử cung. Thực hiện thủ thuật, bác sĩ đưa qua cổ tử cung một dụng cụ giống kính viễn vọng để chụp ảnh khu vực này, mục đích tìm các vấn đề người bệnh đang gặp phải.

– Nội soi ổ bụng xác định tình trạng lạc nội mạc tử cung

Một ống soi được đưa thông qua vết rạch nhỏ vào bụng để tìm kiếm các vết sẹo, tình trạng lạc nội mạc tử cung và các tình trạng khác.

– Sinh thiết nội mạc tử cung kiểm tra môi trường cấy phôi thai

Bác sĩ tư vấn cho các cặp vợ chồng lấy sinh thiết niêm mạc tử cung nhằm kiểm tra xem chúng có bình thường hay không để xác định phôi thai có thể hay không thể cấy vào đó.

– BBT vẽ biểu đồ kiểm tra sự rụng trứng

Nếu cặp vợ chồng chưa thực hiện vẽ biểu đồ, bác sĩ sẽ tư vấn lập biểu đồ nhiệt độ cơ thể cơ bản để kiểm tra sự rụng trứng. Tuy nhiên, trên thực tế dù kỹ thuật này đã được sử dụng trong nhiều năm nhưng các chuyên gia sản phụ khoa không tin rằng chúng có độ chính xác tuyệt đối.

– Kiểm tra hậu kỳ tìm ra khả năng tồn tại của tinh trùng

Xét nghiệm này yêu cầu cặp đôi phải giao hợp trước vài giờ và sau đó đến gặp bác sĩ để lấy mẫu chất nhầy cổ tử cung. Tại phòng thí nghiệm, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng kính hiển vi, đánh giá khả năng tồn tại của tinh trùng và sự tương tác của chúng đối với chất nhầy cổ tử cung.

5. Những lưu ý từ bác sĩ tư vấn để có thai kỳ khỏe mạnh

Bác sĩ tư vấn hiếm muộn cũng chỉ ra một số lưu ý dành cho các cặp vợ chồng nếu muốn có thai kỳ khỏe mạnh sau khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản thành công:

5.1 Lưu ý đối với người vợ

– Tiêm chủng trước khi mang thai có vai trò rất quan trọng (đặc biệt không được quên ngừa rubella vì rubella xảy ra trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)

– Trước khi mang thai cần xét nghiệm gen nhằm sàng lọc các bệnh lý di truyền

– Kiểm tra các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa tránh để ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi

– Đặc biệt những phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn thụ thai thành công (nhất là chưa mang thai lần nào) cần kiểm tra sức khỏe chi tiết, lý do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Sinh non, suy buồng trứng, nguy cơ dị tật thai nhi, tiền sản giật, rau tiền đạo.

5.2 Lưu ý với người chồng

– Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý tinh trùng yếu, teo tinh hoàn, yếu sinh lý,…

– Các bệnh lây qua đường tình dục: HIV, giang mai, lậu,…

Ghi nhớ những lưu ý của bác sĩ hiếm muộn để mang thai an toàn

Ghi nhớ những lưu ý của bác sĩ hiếm muộn để mang thai an toàn

Bác sĩ tư vấn hiếm muộn sẽ đưa ra những lời khuyên và chỉ định phù hợp với từng cặp vợ chồng, giúp người bệnh tăng tỷ lệ thụ thai thành công theo phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Đừng chần chừ, hãy gặp ngay bác sĩ tư vấn nếu cặp vợ chồng đang rơi vào tình trạng vô sinh hiếm muộn.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí