Nâng mũi phải nẹp bao lâu – 3 Yếu tố ảnh hưởng thời gian
Để sở hữu chiếc mũi đẹp hoàn hảo, chuẩn tỷ lệ vàng và vào form nhanh chóng, khách hàng cần đảm bảo thời gian nẹp mũi từ 5 – 7 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Dr.Daniel Nguyễn chia sẻ: Khách hàng không nên tự tháo nẹp tại nhà mà cần đến cơ sở thẩm mỹ để được bác sĩ chuyên môn thực hiện. Trong quá trình tháo nẹp, khách hàng sẽ không cảm thấy đau đớn và không ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
1. Thực hiện nâng mũi phải nẹp bao lâu thời gian
Dr.Daniel Nguyễn – Bác sĩ thẩm mỹ chuyên khoa mũi tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho biết: “Nâng mũi sau 5 – 7 ngày sẽ được tháo thanh nẹp và băng gạc cần phải thay mới trong vòng 48h sau khi nâng mũi, tránh tích tụ vi khuẩn.”
Khách hàng có thể nắm bắt các mốc thời gian quan trọng như sau:
– 24h – 72h đầu sau nâng mũi: Xuất hiện tình trạng sưng bầm tím vì cơ thể vừa trải qua ca phẫu thuật.
– 5 – 7 ngày sau: Vết sưng bầm giảm dần, khách hàng sẽ không còn cảm thấy đau nhức vì các mô mềm dần được tái tạo lại. Khách hàng có thể đến địa chỉ thẩm mỹ tháo nẹp.
– 7 – 14 ngày: Dáng mũi lên form và tương đối ổn định.
– 1 – 3 tháng sau nâng mũi: Dáng mũi hồi phục hoàn toàn, kết quả đẹp tự nhiên và không có dấu hiệu tổn thương.
Lưu ý: Khách hàng không nên nóng vội tháo bỏ nẹp sớm hơn dự định vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.

Nâng mũi phải nẹp bao lâu
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian tháo nẹp
Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới thời gian tháo nẹp bao gồm: Phương pháp nâng mũi, tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ, chế độ chăm sóc hậu phẫu có đúng cách hay không.
2.1 Nâng mũi phải nẹp bao lâu phụ thuộc phương pháp thực hiện
Phương pháp thực hiện là yếu tố đầu tiên quyết định đến quá trình phục hồi và thời gian tháo nẹp mũi. Đối với những phương pháp nâng mũi hiện đại, hạn chế xâm lấn tối đa sẽ rút ngắn thời gian bình phục và đảm bảo thời gian tháo nẹp.
Trường hợp khách hàng chẳng may thực hiện phương pháp nâng mũi truyền thống, xâm lấn nhiều với thiết bị, máy móc kém chất lượng, thời gian tháo nẹp sẽ lâu hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.

Thời gian tháo nẹp phụ thuộc vào phương pháp thực hiện
2.2 Nâng mũi phải nẹp bao lâu phụ thuộc tay nghề, kỹ thuật bác sĩ
Bác sĩ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành bại của ca nâng mũi. Một bác sĩ nâng mũi giỏi, có chuyên môn không chỉ đảm bảo thời gian tháo nẹp cho khách hàng mà còn đem đến chiếc mũi đẹp hoàn hảo với dáng mũi cao thanh tú, đầu mũi thon gọn, cân đối mà không xâm lấn đến các mô xung quanh. Đồng thời, một bác sĩ giỏi sẽ luôn biết cách xử lý các tình huống phát sinh trong ca phẫu thuật, đảm bảo sự thành công và kết quả thẩm mỹ cho khách hàng.
Với những chiếc mũi do bác sĩ tay nghề kém thực hiện, chiếc mũi không chỉ không đảm bảo kết quả thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều biến chứng về sau nếu không kịp thời chỉnh sửa lại.

Tay nghề bác sĩ cũng ảnh hưởng đến thời gian tháo nẹp
2.3 Chăm sóc hậu phẫu
Để đảm bảo đúng thời gian tháo nẹp, khách hàng cần thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc hậu phẫu theo chỉ định của bác sĩ. Cách chăm sóc đúng chuẩn không chỉ đảm bảo thời gian tháo nẹp mà còn giúp khách hàng có được kết quả thẩm mỹ như mong muốn.
Rất nhiều khách hàng sau khi nâng mũi không chú trọng chăm sóc vết thương đúng cách dẫn đến biến chứng như: Mũi không vào form, viêm nhiễm, đau nhức kéo dài…
3. Có nên tháo nẹp sớm hay không
Theo nguyên tắc, khách hàng không nên tháo nẹp sớm khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp khách hàng cảm thấy căng tức, khó chịu, mong muốn tháo nẹp sớm hơn dự định. Tuy nhiên, khách hàng không nên nóng vội vì việc tháo nẹp sớm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ (lệch form, chảy máu, nhiễm trùng…).
Cách tốt nhất để tránh những ảnh hưởng tiêu cực là làm theo các hướng dẫn và tái khám đúng hẹn với bác sĩ để được đánh giá tình trạng mũi đã phù hợp để tháo nẹp hay chưa..
4. Tháo nẹp mũi có đau không
Dr.Daniel Nguyễn cho biết: “Tháo nẹp mũi không gây đau đớn và được thực hiện nhanh chóng. Để tránh ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ, khách hàng nên thực hiện tại cơ sở nâng mũi để được các chuyên gia hỗ trợ.”
5. Thực hiện tháo nẹp mũi nhanh không
Tháo nẹp mũi được thực hiện nhanh chóng và khá đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khách hàng cần đến địa chỉ thẩm mỹ đã từng nâng mũi để được các bác sĩ tháo nẹp.

Tháo nẹp được thực hiện nhanh chóng
6. Có thể tự tháo băng nẹp tại nhà được không
Về nguyên tắc, khách hàng không nên tự tháo băng nẹp tại nhà vì có thể xảy ra sai sót và làm lệch dáng mũi hoặc gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Các chuyên gia thẩm mỹ chuyên khoa mũi tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà khuyên khách hàng nên đến địa chỉ nâng mũi để được bác sĩ trực tiếp tháo nẹp, đảm bảo an toàn và duy trì kết quả tối ưu.
7. Sau khi tháo nẹp mũi có thể rửa mặt, trang điểm chưa
Bác sĩ Daniel Nguyễn chia sẻ, sau khi khách hàng cắt chỉ và tháo nẹp mũi có thể rửa mặt, đắp mặt nạ và trang điểm bình thường. Tuy nhiên, khách hàng cần thực hiện nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh ở vùng mũi. Đặc biệt, khách hàng không nên thực hiện nặn mụn ở mũi vì sống mũi vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Khách hàng cần lưu ý, thời gian mũi ổn định hoàn toàn sau khi nâng là từ 1 – 3 tháng.

Sau tháo nẹp mũi khách hàng có thể trang điểm bình thường
8. Hướng dẫn chăm sóc mũi đúng cách sau khi tháo nẹp, tháo băng
Sau khi tháo nẹp và tháo băng, khách hàng cần nắm được cách vệ sinh mũi đúng cách cũng như xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.
8.1 Cách vệ sinh
Khi đã tháo nẹp và tháo băng, khách hàng cần làm sạch vùng da quanh mũi thường xuyên để tránh vi khuẩn bám vào. Một vài cách thực hiện đơn giản tại nhà như sau:
– Dùng bông y tế hoặc tăm bông, khăn mềm (đã giặt sạch) rồi sử dụng nước muối sinh lý với nồng độ nhẹ để vệ sinh quanh mũi.
– Không sử dụng các loại thảo mộc, lá cây để rửa mũi.
– Khách hàng nên chăm chỉ vệ sinh vùng mũi 2 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Tránh lặp lại việc vệ sinh mũi quá nhiều lần trong ngày vì sẽ phản tác dụng, khiến da nhanh mài mòn, da mũi ửng đỏ, tụt sụn nâng…
8.2 Chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng hơn và làm giảm các phản ứng phụ sau khi nâng mũi.
Khách hàng nên bổ sung một số thực phẩm như sau:
– Ăn các loại thức ăn chế biến mềm như: Cháo, súp, khoai tây nghiền…
– Bổ sung chất xơ cho cơ thể thông qua các thực phẩm như: Lúa mì, ngũ cốc, táo, cam…
– Các thực phẩm có khả năng chống viêm như: Dầu oliu, bơ, cải xanh, cà chua…
– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C từ rau củ quả, trái cây… kết hợp uống nhiều nước lọc (2 lít nước/ngày), nước ép/sinh tố.
Nhóm thực phẩm nên kiêng:
– Các loại thực phẩm cứng, dai, dễ gây tình trạng dị ứng, gây sẹo, mưng mủ như: Thịt bò, hải sản, thịt bò, thịt gà…
– Tránh ăn đồ quá nóng hoặc lạnh làm tăng các cơn đau nhức.

Bổ sung các thực phẩm lành mạnh
8.3 Chế độ sinh hoạt
Ngoài những vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống, vệ sinh đúng cách, khách hàng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt hàng ngày, tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương.
– Khi ngủ, khách hàng cần gối cao đầu, có đệm xung quanh mặt.
– Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng với 5 – 6 tiếng thư giãn, 10 phút đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày.
– Tránh hoạt động thể chất với cường độ mạnh, hạn chế cử động cơ mặt nhiều.
– Không sờ nắn, gãi mũi khi chưa ổn định.
– Không đeo kính gây áp lực lên sống mũi cho đến khi mũi ổn định hoàn toàn.

Khi ngủ nên nằm ngửa để tránh tác động đến vùng mũi
Sau khi nâng mũi, khách hàng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về cách chăm sóc, chế độ ăn uống và sinh hoạt để đảm bảo theo tiến trình hồi phục và được tháo nẹp mũi đúng thời hạn.