Nguyên nhân tinh trùng yếu – Cách tăng cường chất lượng tinh trùng
Để tránh tình trạng tinh trùng yếu, ta cần tìm hiểu nguyên nhân của bệnh này. Theo nghiên cứu, bìu nóng ở 43 độ trong 30 phút có thể giảm tới 80% số lượng tinh trùng trong tinh dịch. Ngoài ra, thói quen thức khuya, uống rượu, hút thuốc và sử dụng các chất gây nghiện cũng có thể suy giảm chức năng sinh tinh của tinh hoàn.
Sự gia tăng của các chứng bệnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nam giới đe dọa tới quyền làm cha thiêng liêng mà tạo hóa đã ban tặng. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân của bệnh tinh trùng yếu và áp dụng các biện pháp phòng tránh và chữa trị hiệu quả là cần thiết.
I. Triệu chứng của tinh trùng yếu
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân tinh trùng yếu, chúng ta cần phải biết được triệu chứng, dấu hiệu của tinh trùng yếu, để bước đầu xác định vấn đề sức khỏe của mình.
- Tinh trùng ít, loãng: Tinh trùng xuất ra loãng như nước vo gạo, thay vì có độ nhớt, dính đặc trưng, thì đó là tinh trùng yếu.
- Tinh trùng đông đặc: Tinh trùng bình thường khi xuất ra ngoài sau một khoảng thời gian sẽ hóa lỏng, nhưng nếu không hóa lỏng hoặc chỉ có một phần được hóa lỏng thì đấy là tinh trùng bị đông đặc, ảnh hưởng đến khả năng di động của tinh trùng.
- Tinh trùng vón cục: Tinh trùng có những hạt giống với hạt cơm, bóp thấy mịn như bột đó là tinh trùng bị vón cục, và là biểu hiện của tinh trùng yếu.
- Tinh trùng có màu sắc bất thường: Tinh trùng xuất hiện với những màu sắc khác với màu trắng sữa thông thường, nghĩa là tinh trùng có vấn đề về sức khỏe. Một số màu có thể kể đến như vàng, xanh, đỏ, nâu đỏ…
II. Nguyên nhân tinh trùng yếu
1. Nguyên nhân tinh trùng yếu về sức khỏe, thói quen sống
1.1. Lười vận động, thể dục thể thao
Nam giới lười vận động, lười tập thể dục thể thao, đó là lý do vì sao tinh trùng yếu. Việc tập thể dục không chỉ nâng cao sức khỏe của cơ thể mà còn giúp tăng khả năng sản sinh tinh trùng.
1.2. Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích
Các bác sĩ Trung tâm Vô sinh hiếm muộn Hồng Hà chỉ ra rằng, nam giới hút thuốc sẽ có số lượng, chất lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng không đảm bảo. Hơn nữa, tỉ lệ tinh trùng dị dạng ở người hút thuốc cũng sẽ cao hơn người không hút thuốc. Tương tự với những người uống bia, rượu, sử dụng chất kích thích.
1.3. Thường xuyên thức khuya
Thường xuyên thức khuya cũng ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên thức khuya sẽ có nồng độ tinh trùng thấp hơn những người có một chế độ nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.
1.4. Cân nặng
Tình trạng thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân tinh trùng yếu. Béo phì có thể tác động trực tiếp đến tinh trùng và bằng cách gây ra sự thay đổi hormone làm giảm khả năng sinh sản của nam giới.
1.5. Stress, căng thẳng, trầm cảm
Căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng hoặc kéo dài, bao gồm căng thẳng về khả năng sinh sản, có thể can thiệp vào các hormone cần thiết để sản xuất tinh trùng. Bên cạnh đó, nam giới bị trầm cảm cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ tinh trùng.
1.6. Ăn uống
Ăn uống không đủ chất, thường xuyên ăn những loại thức ăn nhanh không đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh, hay ăn những đồ ăn có nhiều dầu mỡ gây chết tinh trùng, dẫn tới tình trạng tinh trùng yếu.
2. Nguyên nhân tinh trùng yếu đến từ môi trường
Quá trình sản sinh cũng như chất lượng của tinh trùng có thể bị ảnh hưởng do tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường nhất định. Theo báo cáo của tiến sĩ Hagai Levine – người chủ trì nghiên cứu thuộc đại học Hebrew TP Jerusalem (Israel) vào năm 2017: Tinh trùng của loài người trên thế giới đang sụt giảm trên đà nghiêm trọng, trung bình 1,4% mỗi năm do môi trường độc hại.
2.1.Hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp là nguyên nhân tinh trùng yếu. Nam giới tiếp xúc lâu với benzene, toluene, xylene, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn…không những làm giảm tinh trùng, làm suy yếu tinh trùng, mà còn gây ra nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm.
2.2. Chì
Một nghiên cứu của Mỹ tiến hành trên 140 cặp vợ chồng muốn sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cho thấy, hàm lượng chì trong tinh trùng càng cao thì cơ hội mang thai của người vợ càng thấp. Vì kim loại này gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của tinh trùng.
2.3. Bức xạ hoặc tia X
Tiếp xúc với bức xạ có thể làm suy giảm việc sản xuất tinh trùng. Điều này có thể mất tới vài năm để quá trình sản xuất tinh trùng trở lại bình thường. Thậm chí, với liều phóng xạ cao, thì việc sản sinh tinh trùng có thể ngừng vĩnh viễn.
2.4. Nhiệt độ
Nhiệt độ cao làm suy giảm khả năng sản xuất và chức năng của tinh trùng. Thường xuyên sử dụng phòng xông hơi hoặc tắm nước nóng có thể làm giảm số lượng tinh trùng. Ngoài ra, ngồi quá lâu, mặc quần quá chật hoặc làm việc trên máy tính xách tay trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nhiệt độ bìu và làm giảm lượng tinh trùng.
3. Nguyên nhân tinh trùng yếu do bệnh lý
Việc sản xuất tinh trùng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hoạt động bình thường của tinh hoàn cũng như vùng dưới đồi và tuyến yên – các cơ quan trong não của bạn sản xuất hormone kích hoạt sản xuất tinh trùng. Tinh trùng được sản xuất trong tinh hoàn, các ống tinh vận chuyển, trộn lẫn chúng với tinh dịch và xuất ra khỏi dương vật. Các vấn đề liên quan bất kỳ hệ thống nào trong số này cũng có thể ảnh hưởng đến tinh trùng.
3.1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chức năng tinh hoàn. Nam giới bị mắc bệnh này sẽ làm đảo lộn cơ chế điều hòa nhiệt độ của tinh hoàn, khiến tinh hoàn nóng lên, dẫn tới tinh trùng yếu, và nghiêm trọng hơn nữa là vô sinh.
3.2. Nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng có thể cản trở quá trình sản xuất tinh trùng hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh trùng. Bên cạnh đó, nó còn có thể gây ra sẹo làm cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Các bệnh gây nhiễm trùng bao gồm viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh lậu hoặc HIV.
3.3. Xuất tinh ngược
Xuất tinh ngược là tình trạng tinh dịch bơi ngược vào bàng quang khi đạt cực khoái. Điều này khiến cho tinh dịch xuất ra ở đầu dương vật ít hoặc không có, gây nên tình trạng tinh trùng yếu. Một số loại bệnh lý như tiểu đường, chấn thương cột sống, phẫu thuật bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc niệu đạo có thể gây ra xuất tinh ngược hoặc thiếu xuất tinh.
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc huyết áp, hay còn được gọi là thuốc chẹn alpha, cũng có thể là nguyên do dẫn đến các vấn đề xuất tinh.
3.4. Các kháng thể tấn công tinh trùng
Một số tế bào hệ thống miễn dịch xác định nhầm tinh trùng là kẻ xâm lược có hại và cố gắng tiêu diệt chúng, đó gọi là các kháng thể tấn công tinh trùng. Đây cũng là nguyên nhân tinh trùng yếu.
3.5. Khối u
Ung thư và khối u cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản nam giới, thông qua các tuyến tiết ra các hormone liên quan đến sinh sản, chẳng hạn như tuyến yên. Phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị để điều trị ung thư, khối u cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
3.6. Tinh hoàn ẩn
Trong quá trình phát triển của thai nhi, một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu, chỉ nằm ở bụng hoặc chỉ di chuyển xuống bìu một phần thì được gọi là tinh hoàn ẩn, đây là một dị tật của thai nhi. Bệnh này dẫn tới đường kính của ống sinh tinh trở nên thu hẹp lại, ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tinh trùng, là nguyên nhân tinh trùng yếu và có thể dẫn tới vô sinh.
3.7. Mất cân bằng nội tiết
Vùng dưới đồi, tuyến yên và tinh hoàn sản xuất các hormone cần thiết để tạo ra tinh trùng. Sự thay đổi, thiếu hụt các hormone này, cũng như từ các hệ thống khác như tuyến giáp và tuyến thượng thận, có thể làm giảm sự sinh tinh.
3.8. Vấn đề về ống dẫn tinh
Ống dẫn tinh có thể bị tắc do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chấn thương do tai nạn, do phẫu thuật, nhiễm trùng trước đó, hoặc do bị xơ nang hay do di truyền. Sự tắc nghẽn có thể xảy ra ở nhiều mức, nhiều cấp độ, bao gồm cả trong tinh hoàn, trong các ống dẫn lưu tinh hoàn, trong mào tinh hoàn, trong ống dẫn tinh, gần ống dẫn xuất tinh hoặc trong niệu đạo. Điều này dẫn tới tinh trùng khó có thể di chuyển để gặp trứng, và là lý do vì sao tinh trùng yếu.
3.9. Vấn đề về nhiễm sắc thể
Rối loạn di truyền như hội chứng Klinefelter – đó là bé trai sinh ra có hai nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y thay vì một X và một Y – gây ra sự phát triển bất thường của cơ quan sinh sản nam, từ đó gây yếu tinh trùng. Các hội chứng di truyền khác cũng liên quan đến yếu tinh trùng bao gồm xơ nang, hội chứng Kallmann và hội chứng Kartagener.
3.10. Bệnh Celiac
Đây là tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra bởi sự nhạy cảm với gluten, và có thể khiến nam giới không sản sinh ra tinh trùng hoặc có nhưng tinh trùng lại bất thường, không khỏe mạnh. Có thể cải thiện khả năng sinh sản bằng cách áp dụng chế độ ăn không có gluten.
3.11. Một số loại thuốc
Các liệu pháp thay thế testosterone, sử dụng steroid đồng hóa dài hạn, thuốc trị ung thư (hóa trị liệu), một số loại thuốc chống nấm và kháng sinh, thuốc trị loét và một số loại thuốc khác cũng là nguyên nhân tinh trùng yếu, vì có thể làm suy giảm khả năng sản xuất tinh trùng và giảm chức năng sinh sản của nam giới.
3.12. Nguyễn nhân để lại từ các lần phẫu thuật trước
Một số loại phẫu thuật bao gồm cắt ống dẫn tinh, điều trị thoát vị bẹn, phẫu thuật bìu hoặc tinh hoàn, phẫu thuật tuyến tiền liệt…gây ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản, là lý do vì sao tinh trùng yếu.
III. Các biện pháp phòng tránh tinh trùng yếu
Để đảm bảo khả năng sinh sản, tránh các nguyên nhân gây nên tinh trùng yếu có thể ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tinh trùng kể trên, chúng tôi khuyên bạn:
- Ngừng hút thuốc.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng bia, rượu.
- Ăn uống theo thực đơn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.
- Trò chuyện với bác sĩ khi bạn nghi ngờ về các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tinh trùng.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Tránh môi trường quá nóng.
- Cải thiện cảm xúc, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu, kim loại nặng và các chất độc khác.
Ngoài các biện pháp phòng tránh tinh trùng yếu thì chúng tôi khuyên bạn nên lui tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng của mình và tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới vấn đề mình đang gặp phải, để từ đó khắc phục và điều trị một cách kịp thời. Bệnh viện Hồng Hà tự hào là cơ sở khám chữa tinh trùng yếu với mức giá vô cùng phải chăng, chỉ từ 3 triệu đồng, giúp bạn lấy lại được phong độ về sức khỏe sinh sản của mình.