80% trường hợp viêm cổ tử cung sau sinh có thể được phòng ngừa
Bạn có biết rằng, viêm cổ tử cung sau sinh có thể gây nguy hại đến sức khỏe? Ban đầu, mức độ bệnh nhẹ, chúng ta chưa nhận ra. Tuy nhiên, sau một thời gian, những dấu hiệu của bệnh trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
1. Viêm cổ tử cung sau sinh là bệnh gì?
Viêm cổ tử cung sau sinh là hiện tượng cổ tử cung bị viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm xâm nhập. Nếu như viêm cổ tử cung trước khi sinh có mức độ nhẹ và dễ điều trị thì viêm cổ tử cung sau sinh có nguy cơ phát triển nặng hơn.
Khi cổ tử cung bị viêm, các tế bào niêm mạc tổn thương lây lan sang các vùng xung quanh. Điều này khiến các khu vực gần cổ tử cung cũng bị ảnh hưởng. Biến chứng nặng nhất của bệnh có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và vô sinh.
2. Tại sao lại dễ bị viêm cổ tử cung sau khi sinh?
Sau khi sinh đẻ, sức đề kháng của chúng ta rất kém. Đây là thời điểm cơ thể phụ nữ trở nên yếu ớt và dễ mắc phải các bệnh phụ khoa. Trong đó, có viêm cổ tử cung sau sinh.
Cổ tử cung trải qua sinh đẻ, cấu trúc tử cung mở rộng hơn. Đồng thời, quá trình sinh cũng tạo ra những vết thương ở tử cung. Nhờ vậy, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm cổ tử cung.
Ngoài ra, sau khi sinh một số chị em bị mất cân bằng nội tiết tố. Khí hư sẽ tiết ra một lượng lớn khiến vùng kín trở nên ẩm ướt, khó chịu. Điều này vô tình khiến mầm bệnh phát triển.
Ngoài yếu tố chính do tổn thương trong quá trình sinh đẻ, nguyên nhân viêm cổ tử cung còn đến từ thói quen sinh hoạt của chị em.
QHTD quá sớm sau sinh khiến vùng kín và tử cung kịp phục hồi lại đã chịu tác động mạnh nên rất dễ gây tổn thương.
Cuối cùng, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ cũng khiến tử cung gặp phải tình trạng viêm nhiễm.
3. Biểu hiện viêm lộ tuyến sau sinh
Viêm lộ tuyến sau sinh có nhiều rất nhiều cấp độ. Tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà biểu hiện viêm lộ tuyến sau sinh sẽ khác nhau. Những biểu hiện chúng ta thường thấy rõ ràng nhất như sau:
– Khí hư:
Khi viêm lộ tuyến sau sinh ở mức độ nhẹ, khí hư ra nhiều màu trắng đục ngay cả khi chưa đến ngày rụng trứng.
Đến khi viêm lộ tuyến nặng, khí hư sẽ đổi sang màu vàng, nâu, chất dịch đặc, mùi hôi.
– Sưng âm đạo:
Âm đạo sưng tấy, đỏ. Bạn sẽ thấy vùng kín vô cùng ngứa ngáy và đau rát.
– Viêm các vùng xung quanh:
Gây viêm ở một số vị trí như buồng trứng, bàng quang, niệu đạo,… Biểu hiện của viêm nhiễm là tiểu buốt, tiểu ra máu.
– Buồn nôn, chóng mặt:
Ở mức độ nặng, viêm cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa khiến bạn buồn nôn, chóng mặt. Nếu như bạn xuất hiện những biểu hiện này thì cần lập tức đến cơ sở y tế để được tư vấn càng sớm càng tốt.
4. Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến sau sinh hiệu quả
Hiện nay, điều trị viêm lộ tuyến sau sinh đã không còn khó khăn. Theo các chuyên gia bệnh viện Đa khoa Hồng Hà, viêm lộ tuyến sau sinh có thể được điều trị bằng một số cách dưới đây.
4.1. Sử dụng thuốc
Điều trị viêm lộ tuyến bằng thuốc điều trị phụ khoa có khả năng tác động nhanh nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú.
Đồng thời, rất dễ nhầm viêm lộ tuyến với các bệnh phụ khoa khác nên có thể dùng sai thuốc. Vì vậy, bạn chỉ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng thuốc để điều trị.
4.2. Đặt thuốc
Đặt thuốc phụ khoa là biện pháp được đánh giá là an toàn và hiệu quả hơn đối với mẹ bỉm sữa. Thuốc đặt được sử dụng để đặt vào bên trong âm đạo, nhằm kháng viêm và diệt trừ vi khuẩn. Tùy vào tình trạng viêm lộ tuyến mà chúng ta có loại thuốc đặt phù hợp.
4.3. Chữa tại nhà
Chữa viêm cổ tử cung tại nhà có thể giúp cải thiện bệnh. Tuy nhiên, cách này sẽ không hiệu quả với viêm lộ tuyến cấp độ nặng. Đồng thời, tự ý chữa trị sẽ khiến khó kiểm soát bệnh. Rất có thể bệnh sẽ có biến chứng nguy hiểm mà chúng ta không biết.
4.4. Đốt viêm lộ tuyến
Đốt viêm lộ tuyến là phương pháp điều trị triệt để tình trạng viêm lộ tuyến sau sinh nhanh chóng, hiệu quả. Đối với đốt lộ tuyến, bác sĩ cần dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của rồi mới đưa ra được phương pháp phù hợp. Có 4 kỹ thuật đốt viêm lộ tuyến được sử dụng phổ biến hiện nay là phương pháp đốt điện, đốt laser, dao Leep và áp lạnh.
– Phương pháp đốt điện sử dụng dòng điện cao tần diệt các tế bào viêm lộ tuyến, nhưng phương pháp này có nguy cơ để lại sẹo xơ cứng cao.
– Phương pháp đốt laser tương tự như đốt điện nhưng sử dụng tia laser, khiến các tế bào viêm nhiễm bong ra.
– Phương pháp dao Leep là giải pháp ưu việt nhất hiện nay bên cạnh đốt lộ tuyến còn hỗ trợ tái tạo tế bào mới.
– Phương pháp áp lạnh làm đông cứng các tế bào viêm nhiễm, khiến chúng chết đi. Đây là phương pháp tiên tiến nhất, không gây đau đớn và ít để lại sẹo.
5. Cách phòng ngừa viêm lộ tuyến sau sinh
Điều trị viêm lộ tuyến sau sinh mất nhiều thời gian và có nguy cơ tái phát cao. Chính vì vậy, chị em nên chủ động phòng ngừa trước khi bệnh có diễn biến nặng.
Để phòng ngừa viêm lộ tuyến sau sinh, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
– Thực hiện chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, bạn nên ăn các thực phẩm nhiều kẽm và selen như cá biển, trứng, dầu ô liu,…
– Kiêng QHTD từ 8 đến 10 tuần sau sinh để tử cung được ổn định và vết thương mau lành.
– Ngủ đủ giấc và giữ tâm lý thoải mái.
Ngoài những biện pháp phòng ngừa trên, bạn nên khám phụ khoa định kỳ 3 tháng 1 lần và theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh viêm cổ tử cung sau sinh thì bạn nên liên hệ các chuyên gia để được tư vấn sớm nhất.Với những thông tin trên đây, viêm cổ tử cung sau sinh sẽ không còn là nỗi lo với chị em phụ nữ nữa!