Trang chủ Chữa hiếm muộn Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
18/12/2023 - cập nhật 14/12/2023
- *
Tác giả: Huyền Hồng Hà
- *
2368 lượt xem
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà các lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển bên ngoài hoặc ngay tại tử cung. Đây là tình trạng xâm lấn, di chuyển các mô tế bào lạc nội mạc tử cung ra các khu vực khác, gây ra sự dày hơn của thành tử cung và tạo điều kiện cho phát triển các bệnh phụ khoa khác. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, lạc nội mạc tử cung có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như vô sinh hiếm muộn, mô sẹo dính, u nang buồng trứng, ung thư lạc nội mạc tử cung, sinh non và tử vong thai nhi.
Tại BV Hồng Hà, điều trị lạc nội mạc tử cung thường được thực hiện bằng phương pháp kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tùy vào từng trường hợp cụ thể, bao gồm thuốc chống viêm, phương pháp điều trị nội tiết, cắt bỏ nội mạc tử cung, thông tắc động mạch tử cung và cắt tử cung.
1.Lạc nội mạc tử cung phụ nữ là gì?
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc mềm, xốp bao phủ toàn bộ bề mặt phía bên trong của tử cung. Nội mạc tử cung được cấu tạo bởi hai phần là tế bào mô trụ tuyến và mô đệm, gồm 2 lớp là lớp nội mạc căn bản (lớp đáy) và lớp nội mạc tuyến (lớp nông).
Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng liên quan đến sự xâm lấn, hoặc di chuyển của các mô tế bào nội mạc tử cung ra các khu vực liên quan mà không nằm trong tử cung. Điều này làm cho thành tử cung phát triển dày hơn tạo điều kiện phát sinh những căn bệnh phụ khoa khác.
Bệnh khá phổ biến ở phụ nữ và có thể gây ra tình trạng vô sinh do khả năng làm tổn thương vòi trứng và ống dẫn trứng, dẫn đến cản trở việc tinh trùng và trứng gặp nhau. Lạc nội mạc tử cung tuy là bệnh lành tính nhưng gây ra nhiều sự bất tiện, khó chịu cho phụ nữ và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ.
1.2 Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra ở những vùng nào trên cơ thể
Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau và thể trạng con người khác nhau nên lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra ở những khu vực sau đây:
Phúc mạc (hay màng bụng): là một lớp thanh mạc che phủ mặt trong của thành bụng.
Buồng trứng
Ống dẫn trứng
Bề mặt ngoài của tử cung
Bàng quang, niệu quản
Ruột và trực tràng
Túi cùng (không gian phía sau tử cung).
1.3 Đối tượng bị hướng đến
Những đối tượng bị hướng đến chủ yếu bao gồm các đối tượng sau:
Chưa có gia đình
Người thân là phụ nữ mắc bệnh
Có kinh nguyệt sớm (trước 11 tuổi)
Mãn kinh muộn
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn (dưới 27 ngày)
Chảy máu âm đạo nhiều và kéo dài hơn 7 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt
Nồng độ estrogen trong cơ thể cao
Chỉ số BMI thấp
2. Nguyên nhân gây nên bệnh lý lạc nội mạc tử cung
Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại thì nguyên nhân gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung vẫn là một ẩn số, tuy nhiên theo các báo cáo nghiên cứu gần đây thì có nhiều giả thuyết được xem xét bao gồm
2.1 Kinh nguyệt bị trào ngược, giảm:
Là trường hợp khi mà các tế bào nội mạc tử cung có trong máu kinh nguyệt chảy ngược lại ống dẫn trứng và khu vực vùng chậu. Do đó có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung.
2.2 Sự phát triển của thai nhi
Nghiên cứu cho thấy rằng lạc nội mạc tử cung cũng có thể có trong trường hợp bào thai đang phát triển. Điều này là do nồng độ estrogen ở tuổi dậy thì gây ra.
2.3 Sự phát triển của tế bào phôi:
Đôi khi tế bào phôi lót vùng bụng và khung chậu phát triển thành mô nội mạc tử cung trong các khoang, dẫn đến chứng lạc nội mạc tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng bệnh này.
2.4 Sẹo để lại do phẫu thuật:
Theo nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, các tế bào nội mạc tử cung có thể dính vào sau các cuộc phẫu thuật như cắt bỏ tử cung.
2.5 Tế bào nội mạc tử cung di chuyển:
Các mạch máu hoặc dịch của mô có thể làm các tế bào nội mạc tử cung di chuyển đến các phần khác của cơ thể.
2.6 Bất thường về hệ miễn dịch:
Đôi khi các vấn đề về hệ thống miễn dịch có thể ngăn cản sự phá hủy các mô nội mạc tử cung ngoài tử cung.
3. Triệu chứng
Người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thường có những triệu chứng dấu hiệu sau:
- Đau ở vùng bụng
- Đau dữ dội hoặc đau nhói vùng xương chậu trong kỳ kinh nguyệt
- Đau trong và sau khi quan hệ tình dục, có thể chảy máu âm đạo
- Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn bình thường và ra nhiều máu
- Đau khi đi tiểu tiện, đại tiện trong kỳ kinh nguyệt
- Đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt
- Cơ thể mệt mỏi trong những ngày “đèn đỏ”
- Rối loạn đường tiêu hóa, kinh nguyệt như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy
- Chảy máu ồ ạt.
Ngoài ra lạc nội mạc tử cung còn do những yếu tố khác khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bao gồm các yếu tố sau:
Phụ nữ ở độ tuổi 40 hoặc 50 (trước khi mãn kinh)
Đã có con
Đã được phẫu thuật tử cung, chẳng hạn như sinh mổ hoặc phẫu thuật để loại bỏ u xơ
Tử cung bất thường
4. Biến chứng
Lạc nội mạc tử cung nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm bao gồm:
4.1 Vô sinh hiếm muộn
Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến các ống dẫn trứng hoặc buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của người phụ nữ. Xử trí bằng thuốc sẽ không cải thiện được khả năng sinh sản mà người bệnh phải phẫu thuật để loại bỏ lớp nội mạc tử cung phát triển không đúng chỗ sẽ giúp người bệnh tăng cơ hội có thai.
Nếu gặp nhiều khó khăn trong việc mang thai tự nhiên, người bệnh có thể sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mặc dù người bệnh lạc nội mạc tử cung có xu hướng ít thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm so với những trường hợp khác.
4.2 Mô sẹo dính
Mô lạc nội mạc tử cung lạc chỗ có thể dày lên và gây chảy máu giống như chảy máu kinh vào kỳ kinh nguyệt. Điều này khiến cho các mô xung quanh có thể bị viêm và sưng tấy. Hiện tượng chảy máu hàng tháng cũng có thể tạo ra mô sẹo. Mô sẹo này đôi khi có thể khiến các cơ quan dính vào với nhau.
4.3 U nang buồng trứng
Tình trạng khối u xuất hiện ở buồng trứng chứa chất lòng màu trắng trong một số trường hợp đặc biệt bệnh có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng như ung thư buồng trứng , vô sinh và thậm chí là tử vong.
4.4 Ung thư lạc nội mạc tử cung
Đây là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây tử vong từ bệnh ung thư ở phụ nữ. Nó phổ biến nhất ở các nước đang phát triển.
4.5 Sinh non và sẩy thai
Khi mắc bệnh lạc nội mạc tử cung nhưng vẫn có thai thì nguy cơ sinh non, sảy thai là điều hoàn toàn có thể xảy ra gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
5. Chẩn đoán
Để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh trạng, bác sĩ cần yêu cầu bệnh nhân mô tả chi tiết về triệu chứng, vị trí và thời điểm bị đau. Ngoài ta bác sĩ cần thực hiện một số phương pháp kĩ thuật khác để chẩn đoán bệnh bao gồm:
5.1 Khám vùng xương chậu
Là phương pháp bác sĩ sẽ dùng tay để kiểm tra các bất thường ở vùng chậu, như khối u ở bộ phận sinh dục hoặc các vết sẹo nếu có.
5.2 Siêu âm
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chuyển động của các cơ quan nội tạng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một đầu dò cầm tay nhỏ trên khu vực, đầu dò sẽ tạo ra hình ảnh chuyển động trên màn hình để giúp người siêu âm có thể nhìn thấy bên trong tử cung.
5.3 Chụp MRI
Chụp MRI là phương pháp bác sĩ sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong nội tạng của bạn. Quy trình này rất nhanh gọn và không gây đau đớn chỉ cần bạn nằm yên trên bàn để máy quét chạy qua cơ thể.
5.4 Nội Soi
Nội soi kết hợp với sinh thiết để chẩn đoán vị trí, tính chất lạc nội mạc tử cung, ngoài ra còn có thể điều trị bệnh kết hợp với chẩn đoán.
6. Điều trị
Điều trị lạc nội mạc tử cung thường được điều trị phối hợp giữa việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và phẫu thuật. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ dùng những phương pháp khác nhau bao gồm:
6.1 Thuốc chống viêm
Để giải quyết các cơn đau do bệnh thuốc là biện pháp được ưu tiên trước. Những loại thuốc này có thể giúp giảm lưu lượng máu trong thời kỳ của bạn trong khi cũng làm giảm chứng chuột rút nghiêm trọng.
6.2 Phương pháp điều trị nội tiết
Phương pháp điều trị nội tiết tố có thể giúp bạn kiểm soát mức estrogen có thể góp phần vào các triệu chứng lạc nội mạc tử cung.
6.3 Cắt bỏ nội mạc tử cung
Là phương pháp bác sĩ cắt bỏ đi phần lạc nội mạc tử cung với thủ tục ngoại trú và thời gian điều trị ngắn.
6.4 Thông tắc động mạch tử cung
Là một phương pháp nhằm ngăn chặn một số động mạch cung cấp máu cho khu vực bị ảnh hưởng.
6.5 Cắt tử cung
Cách duy nhất để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này là phẫu thuật cắt tử cung. Điều này liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung.
7. Phòng tránh
Lạc nội mạc tử cung là bệnh mà cho đến ngày nay qua các nghiên cứu người ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế điều đó thông qua các phương pháp sau:
Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng sẽ giúp cơ chậu được thư giãn và giảm co thắt cũng như đau;
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng;
Khi nằm xuống, bạn hãy kê một chiếc gối ở dưới đầu gối;
Bạn cũng có thể thử các kỹ thuật thư giãn và liệu pháp phản hồi sinh học.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến bệnh lạc nội mạc tử cung. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về bệnh vui lòng liên hệ hotline miễn phí 1900 633 988. Hoặc đăng ký trực tiếp để được tư vấn thêm.