Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

U nang buồng trứng trái: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Các khối u nang buồng trứng phát triển ở bên trái của buồng trứng gọi là u nang buồng trứng trái. Vậy dấu hiệu của u nang buồng trứng trái là gì, có nguy hiểm không, nếu mắc thì có mang thai được không, và điều trị u nang buồng trứng bên trái như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

1. U nang buồng trứng trái là gì?

Trước khi tìm hiểu u nang buồng trứng trái là gì thì chúng ta cần đi qua khái niệm về u nang buồng trứng. U nang buồng trứng là khối u phát triển ở trên hoặc trong buồng trứng, xảy ra ở mọi lứa tuổi của nữ giới, nhưng phổ biến là phụ nữ ở tuổi sinh đẻ.

U nang buồng trứng được chia làm hai loại đó là u nang cơ năng và u nang thực thể. U nang cơ năng còn được xem là u lành tính, thường xuất hiện và tự tiêu biến trong tầm khoảng một đến hai chu kỳ kinh nguyệt. U thực thể thì sẽ không tiêu biến mà dần càng lớn, và có thể chứa tế bào mầm gây ung thư, cần phải can thiệp chữa trị kịp thời.

U nang buồng trứng trái là u nang hình thành và phát triển ở bên trái của buồng trứng. Đây là các túi dịch bắt nguồn từ các mô trong buồng trứng hoặc các bộ phận khác của cơ thể. U nang buồng trứng ở bên trái thường là u nang cơ năng, các chị em phụ nữ thường rất hay gặp.

U nang buồng trứng trái là gì

U nang buồng trứng trái là khối u phát triển bên trái buồng trứng

2. Dấu hiệu u nang buồng trứng trái

U nang buồng trứng bên trái khi mới hình thành thường không có dấu hiệu gì, và chỉ khi nó phát triển mới gây ra những khác biệt ở cơ thể phụ nữ. Dấu hiệu của u nang buồng trứng nói chung và u nang buồng trứng bên trái nói riêng đều khó phát hiện vì thường bị nhầm lẫn với một số triệu chứng bệnh phụ khoa khác. Tuy vậy, chị em phụ nữ cùng cần phải để tâm và lưu ý đến những triệu chứng mà mình có thể mắc như sau:

  • Đau khi quan hệ: Đau khi quan hệ chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề, và có thể đó là biểu hiện u nang buồng trứng nằm phía bên trái
  • Đau vùng chậu: Thường khi đến kỳ kinh, nữ giới sẽ bị đau vùng chậu, từ đùi tới thắt lưng. Nhưng nếu đang không trong chu kỳ kinh nguyệt mà vẫn bị đau thì chị em cần phải chú ý
  • Chu kỳ kinh bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, lúc dài lúc ngắn, lúc ra ít lúc ra nhiều, không đúng ngày, có thể là triệu chứng của u nang buồng trứng trái
  • Thường xuyên muốn đi tiểu: Khi u nang trở nên lớn về kích thước, nó sẽ chèn ép các cơ quan bên cạnh, trong đó có bàng quan, khiến nữ giới thường xuyên buồn tiểu, tiểu rắt
  • Đau chướng bụng: Khối u nang nằm trong vùng bụng dưới khiến phái nữ cảm thấy chướng bụng, no bụng, căng tức ngay cả khi không ăn gì.

3. U nang buồng trứng bên trái có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng bên trái đa phần là u nang cơ năng, lành tính, có thể tự tiêu mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, đôi lúc khối u phát triển lớn, sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến khi mắc u nang buồng trứng trái, đó là u nang bị xoắn, vỡ u nang và u nang chèn ép các tạng xung quanh.

  • U nang bị xoắn: U nang phát triển với kích thước lớn, cuống u dài, có khoảng không gian rộng xung quanh sẽ rất dễ bị xoắn lại, gây nhiều rủi ro như khối u bị vỡ, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng, mất máu, dẫn tới nguy cơ tử vong. Ngoài ra, khi u nang bị xoắn thì sẽ cản trở quá trình máu lưu thông tới buồng trứng, gây tổn hại buồng trứng, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh sản người bệnh, và có thể gây vô sinh vĩnh viễn.
  • Vỡ u nang: Vỡ u nang thường do u nang bị xoắn quá mức. Khi u nang vỡ, dịch lỏng trong u nang sẽ tràn ra xung quanh gây hoại tử, nhiễm trùng và dần dần sẽ dẫn đến ung thư.
  • Chèn các tạng xung quanh: Khi u nang lớn, nó sẽ chèn ép bàng quan gây đái rắt, u chèn ép trực tràng gây táo bón, và đôi khi gây ứ nước bể thận nếu nó chèn ép lên niệu quản.

4. U nang buồng trứng có thai được không?

Ảnh hưởng của u nang buồng trứng trái tới khả năng sinh sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố có thể kể đến như độ tuổi của phụ nữ, bản chất của u nang, kích thước và diễn tiến của khối u và những đánh giá về yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

"<yoastmark

Có nhiều yếu tố quyết định khả năng sinh sản của phụ nữ bị u nang buồng trứng

Thường những người bị u nang buồng trứng bên trái có thể mang thai tự nhiên nằm trong những trường hợp:

  • Dạng u nang là u cơ năng, có thể tự tiêu trong một khoảng thời gian ngắn mà không cần chữa trị
  • Phụ nữ đã phẫu thuật bóc tách u nang buồng trứng phải, để lại buồng trứng lành lặn
  • Phụ nữ bị u nang buồng trứng phía bên trái, gặp biến chứng nguy hiểm làm hư hại buồng trứng, cần phải cắt buồng trứng trái, nhưng buồng trứng phải vẫn lành lặn. Trường hợp này khả năng mang thai thấp đi nhưng vẫn có thể mang thai được.

Với tiến bộ của nền y học như hiện nay, ngoài việc mang thai tự nhiên, chị em phụ nữ cũng có thể can thiệp bằng những biện pháp thụ tinh nhân tạo như bơm tinh trùng IUI và thụ tinh ống nghiệm IVF. Đây là hai phương pháp được Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà thực hiện cho những người bị vô sinh hiếm muộn, với tỉ lệ thành công rất cao.

5. Điều trị u nang buồng trứng

Điều trị u nang buồng trứng phía bên trái như thế nào cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như là tính chất khối u, kích thước u, theo độ tuổi người bệnh và theo mong muốn có con của người bệnh. Nếu bị u nang buồng trứng ở bên trái nhưng may mắn là nó chỉ là dạng u cơ năng, thì có thể tự tiêu mà không phải can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, khi phát hiện ra u nang có kích thước lớn, có thể gây nên những biến chứng, hoặc đã gây biến chứng thì cần phải điều trị kịp thời. Để điều trị u nang buồng trứng hình thành bên trái, bác sĩ có thể kê thuốc đối với những trường hợp u kích thước đường kính nhỏ hơn 6cm, hoặc chỉ định phẫu thuật với những u lớn hơn.

6. U nang buồng trứng trái kiêng ăn gì?

Các chị em bị u nang buồng trứng ở bên trái nên tránh những loại đồ ăn chứa nhiều estrogen, thực phẩm chứa nhiều đường, các loại thịt đỏ, các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ,…vì những loại thức ăn này là nguyên nhân khiến các khối u phát triển.

Bên cạnh những thực phẩm cần tránh thì bạn nên bổ sung các loại hoa quả, trái cây tươi giàu vitamin và chất xơ; bổ sung thực phẩm nhiều sắt như trứng, đậu, trai, hàu, củ dền, hải sản, cá, thịt gà,..; và những thực phẩm giàu omega 3 như bơ, dầu ô liu,…

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh u nang buồng trứng trái. Nếu còn có gì thắc mắc cần giải đáp, thì bạn có thể liên hệ tới số điện thoại của Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà 1900.633.988 hoặc trực tiếp đến địa chỉ 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí