Tháo túi nâng ngực: Những điều cần biết sau tháo túi độn ngực
Tháo túi nâng ngực được được chỉ định trong nhiều trường hợp như: túi độn ảnh hưởng đến sức khỏe, túi bị hỏng do bao xơ hoặc rò rỉ… Kỹ thuật này có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Quý khách hàng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
1. Tháo túi nâng ngực là gì
Tháo túi độn ngực là phẫu thuật loại bỏ túi độn ngực hoặc các vật liệu cấy vào ngực trong phẫu thuật thẩm mỹ trước đó. Theo thống kê của Cục Quản lý dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), có khoảng 20% nữ giới yêu cầu tháo bỏ túi độn ngực trong 8 – 10 năm đầu sau nâng ngực. Tính đến năm 2020, trên thế giới có khoảng 60 ngàn phụ nữ thực hiện phẫu thuật tháo túi độn ngực, được xếp vào nhóm phẫu thuật thực hiện phổ biến.
2. Lý do dẫn đến quyết định tháo bỏ túi độn ngực
Phụ nữ quyết định tháo bỏ túi độn ngực có thể do các nguyên nhân sao:
– Túi độn ngực ảnh hưởng đến sức khỏe
– Túi độn bị hư hỏng
– Nâng ngực thẩm mỹ bị hỏng, gặp các biến chứng buộc phải tháo bỏ vật liệu độn.
– Mong muốn giảm kích thước vòng 1
– Muốn thay đổi hình ảnh bản thân trong mắt người xung quanh
– Nữ giới nâng ngực nhưng sau đó ngực bị chảy xệ. Khách hàng quyết định tháo bỏ túi độn để thực hiện treo ngực sa trễ để khắc phục tình trạng vòng 1 xập xệ.
– Phụ nữ đã phẫu thuật nâng ngực nhưng sau đó mong muốn sở hữu bộ ngực tự nhiên nên quyết định tháo túi ngực.
3. Ưu, nhược điểm khi tháo túi độn ngực
3.1 Ưu điểm khi tháo túi nâng ngực
– Tháo túi độn ngực tiết kiệm chi phí thay túi mới trong tương lai: Túi độn ngực có thời hạn sử dụng khác nhau. Trung bình khoảng 10 năm phải thay túi mới 1 lần. Việc tháo bỏ túi độn ngực giúp khách hàng không phải lo lắng về chi phí tháo gỡ hay thay túi mới trong tương lai.
– Tháo bỏ túi độn giúp khách hàng yên tâm hơn về sức khỏe: Túi độn có thể mang đến một số rủi ro như bệnh túi độn, ụng thư lypo ác tính tế bào khổng lồ do túi độn vỏ nhám…. Loại bỏ túi độn giúp khách hàng phòng ngừa được các nguy cơ rùi rơ không đáng có trong tương lai
– Việc đặt túi độn dạng gel silicon giúp khách hàng không phải lo lắng về tình trạng túi ngực bị vỡ khi không được phát hiện. Khách hàng cũng tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí trong các lần chụp MRI định kỳ để kiểm tra chất lượng túi độn.
3.2 Nhược điểm khi tháo túi nâng ngực
– Tháo túi độn khiến ngực thay đổi về hình dạng và kích thước. Bác sĩ cũng rất khó đoán được hình dáng ngực của khách hàng sau khi tháo túi độn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sau khi lấy túi độn ra ngoài, ngực nhỏ hơn, xuất hiện da thừa, ngựa chảy xệ, 2 bên ngực không đồng đều và không có độ đàn hồi. Một số trường hợp còn xuất hiện vết lõm trên ngực. Các chuyên gia cho biết, nếu túi độn trước đó đặt càng nhỏ, thời gian tồn tại trong ngực càng ngắn thì sau khi tháo túi độn, ngực có khả năng cao trở lại như trước.
– Nhiều trường hợp bác sĩ từ chối tháo túi ngực bởi họ nhận thấy ngực vẫn rất đẹp và chất lượng túi độn còn rất tốt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân mắc bệnh túi độn (BLL – breast implant illnessL) rất mong muốn được tháo túi độn.
– Chi phí tháo túi độn khá tốn kém.
Tháo bỏ túi nâng ngực an toàn, tiết kiệm tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà
Nhanh tay đăng ký!!!
4. Đối tượng phù hợp với quy trình tháo bỏ túi nâng ngực
Không hài lòng với vẻ ngoài có túi độn
Túi độn sau khi đặt bị xô lệch. Ngực chảy xệ do đặt túi độn hoặc do tuổi tác, cân nặng hoặc mang thai. Việc tháo bỏ túi độn để mong muốn ngực trở lên đẹp hơn. Một số phụ nữ sau khi nâng ngực lại muốn quay trở lại sở hữu bộ ngực tự nhiên như ban đầu. Một bộ phận khác lại cảm thấy hình dáng ngực có túi độn không phù hợp với ngoại hình và lối sống của bản thân.
Ngoài ra, một số trường hợp tham gia chạy marathon, đến thời kỳ tiền mãn kinh hoặc sinh con mong muốn tháo túi độn để cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Bao xơ quanh túi đựng cứng lại hoặc siết chặt
Sau một thời gian sử dụng, túi độn có thể bị xơ cứng, vôi hóa hoặc siết chặt túi khiến ngực đau đớn, cương cứng và biến dạng. Theo thống kê, có khoảng 11% chị em gặp tình trạng này sau khi nâng ngực. Tháo túi ngực là cách tốt nhất là xử lý tình trạng này.
Túi độn bị rò rỉ hoặc vỡ
Thông thường, túi độn dạng gel silicon có thời gian sử dụng lên đến 7 – 12 năm. Trong khi đó, một số trường hợp túi độn bị vỡ hoặc rò rỉ chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, Tỷ lệ túi độn vỡ và rò rỉ vào khoảng 3.9 – 16%. Khách hàng cần thực hiện tháo túi độn bị vỡ hoặc rò rỉ ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Gặp triệu chứng bệnh lý toàn thân có liên quan đến túi độn
Theo thống kê trên 1 diễn đàn làm đẹp lớn, trong khoảng 4400 bệnh nhân thực hiện tháo túi độn, có khoảng 9% trường hợp xuất phát từ lý do mắc bệnh túi độn. Sau khi tháo túi độn, một số người cảm thấy các triệu chứng toàn thân liên quan đến túi độn biến mất. Nhiều người mong muốn tháo túi độn để cải thiện các triệu chứng khó chịu do túi độn gây nên.
5. Cần làm gì trước khi tháo túi độn
Trước khi phẫu thuật tháo túi độn, khách hàng cần chuẩn bị một số điều sau:
– Ngừng hút thuốc
– Tham khảo ý kiến bác sĩ có nên ngừng các loại thuốc đang sử dụng hay không
– Tránh uống các loại thuốc chống viêm hoặc aspirin vì rất dễ gây chảy máu sau phẫu thuật
– Tầm soát sức khỏe trước khi phẫu thuật.
6. Quy trình tháo bỏ túi nâng ngực tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà được diễn ra như thế nào
Quy trình thực hiện phẫu thuật loại bỏ túi độn thường kéo dài từ 1 đến 3 giờ đồng hồ hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ và tình trạng của khách hàng. Đây là một quy trình ngoại trú, vì vậy khách hàng có thể ra về ngay sau khi thực hiện.
Kỹ thuật tháo bỏ túi độn có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào tình trạng ngực của khác hàng. Cụ thể:
– Việc tháo túi độn không có bao xơ rất đơn giản. Khách hàng chỉ cần gây tê tại chỗ. Sau đó bác sĩ rạch 1 đường nhỏ dưới nếp gấp vú hoặc qua vết sẹo cũ của bệnh nhân để lấy túi độn ra ngoài.
– Túi độn xuất hiện bao xơ thì quá trình tháo bỏ phức tạp và mất thời gian hơn. Lúc này, khách hàng buộc phải gây mê toàn thân bởi có thể gây đau đớn và thao tác thực hiện tương tự như quy trình đặt túi độn vào ngực. Bác sĩ sẽ phải cắt bỏ bao xơ và lấy túi độn ra ngoài.
– Túi độn bằng nước muối bị vỡ trước khi lấy ra cần phải được hút dịch ra ngoài bằng ống tiêm. Sau khi loại bỏ túi ngực, các mô vú xẹp xuống. Bác sĩ và khách hàng cần thống nhất với nhau có nên treo ngực sa trễ để khắc phục tình trạng hay không.
7. Thời gian chăm sóc và quá trình phục hồi sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật tháo túi độn, khách hàng bắt buộc phải mặc áo ngực chuyên dụng để thúc đẩy quá trình đóng khoang ngực chứa túi độn, ngăn chặn dịch ứ động dẫn đến biến chứng, nhiễm trùng. Một số trường hợp phải đặt ống dẫn lưu để ngăn tụ dịch trong 3 – 5 ngày. Khách hàng cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về:
– Cách chăm sóc vết mổ
– Thời gian tái khám để theo dõi và kiểm tra vết mổ
– Sử dụng thuốc sau phẫu thuật để phòng ngừa nhiễm trùng
– Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng và các biến chứng sau phẫu thuật.
8. Chi phí tháo túi độn ngực bao nhiêu tiền?
Chi phí tháo túi ngực hiện dao động từ 20 – 30 triệu đồng/ca, tùy thuộc vào đơn vị thẩm mỹ, tay nghề bác sĩ và tình trạng ngực của khách hàng. Nếu
Tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà, chi phí tháo bỏ túi độn ngực niêm yết là 18 triệu đồng. Mức chi phí này được đánh giá là hợp lý và cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay.
9. Ngực có bình thường trở lại sau khi tháo túi độn ngực không?
Các chuyên gia thẩm mỹ khẳng định, ngực không thể trở lại bình thường sau khi tháo túi độn ngực. Hầu hết các trường hợp ngực đều bị chảy xệ sau khi tháo túi độn. Đặc biệt, với những khách hàng nâng ngực bằng túi nước muối. Túi độn có thể đâm xẹp qua da. Nước muối từ túi độn được bác sĩ dùng kim và ống thông hút ra ngoài. Thông thường, sau khoảng 3 – 4 tuần, ngực ổn định, khách hàng sẽ biết được chính xác hình dáng ngực tự nhiên khi không có túi.
Tháo túi độn ngực trong nhiều trường hợp có quy trình thực hiện phức tạp tương tự như nâng ngực. Chi phí thực hiện cũng tương đối cao. Sau khi tháo, ngực chắc chắn không thể trở lại bình thường mà có thể xuất hiện tình trạng chảy xệ. Vì vậy, chị em cần tham khảo vấn ý kiến bác sĩ có nên tháo túi ngực hay không hoặc cần phải thực hiện thêm dịch vụ thẩm mỹ nào để khắc phục tình trạng ngực xập xệ sau khi tháo túi.