Nâng mũi ăn trứng được không? [Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia]
Nâng mũi ăn trứng được không luôn khiến các chị em phải “đau đầu”. Trứng tuy đơn giản nhưng lại là món ăn “khoái khẩu” của nhiều người. Đặc biệt trứng còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Do vậy, sau khi nâng mũi nhiều người thắc mắc ăn trứng có ảnh hưởng gì không? Thấu hiểu nỗi lòng này, hãy cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
1. Sau phẫu thuật nâng mũi ăn trứng được không?
Theo như bác sĩ tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà, sau phẫu thuật nâng mũi chị em tuyệt đối KHÔNG được ăn trứng. Lý do bởi phẫu thuật nâng mũi tuy là tiểu phẫu nhưng vẫn tác động trực tiếp đến vùng da, các mô bên trong mũi. Từ đó để chỉnh hình, thay đổi dáng mũi phù hợp với gương mặt của từng người. Đặc biệt là với những người nâng mũi bằng phương pháp bọc sụn thì không thể bỏ qua quá trình tác động vào sâu bên trong.
Những phương pháp này luôn cần khoảng thời gian từ 1-3 tháng để hồi phục các vết thương hở. Bên cạnh đó, trứng là loại thực phẩm có nhiều protein sản sinh ra lượng collagen khá lớn. Đây là yếu tố ảnh hưởng xấu đến vết thương hở vùng mũi. Từ đó, các vết thương có thể biến chứng nặng nề, sẹo lồi xuất hiện hoặc ảnh hưởng đến vùng da.
Nếu chị em chủ quan, vùng mũi sẽ biến chứng, vết thương lâu lành và khó để khắc phục.
2. Nâng mũi kiêng trứng trong bao lâu?
Để trả lời cho câu hỏi kiêng trứng trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến yếu tố cơ địa của từng người. Thông thường, người có cơ địa lành tính thì có thể kiêng từ 20-30 ngày, người có cơ địa dữ có thời gian kiêng kéo dài hơn.
Sau khi nâng khoảng 7-10 ngày, nếu mũi của bạn không sưng tấy, đỏ ửng và bầm tím thì nên kiêng 20-30 ngày. Sau đó, chị em có thể an tâm thưởng thức món trứng yêu thích của mình.
Đối với người có cơ địa khó, thời gian lành vết thương kéo dài thì bạn nên kiêng ăn trứng trong vòng hơn 1 tháng. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho vết thương, vùng mũi không gặp tình trạng viêm sưng, biến chứng.
Tuy thời gian kiêng khá lâu nhưng chị em hãy kiên nhẫn nhé! Không nên bỏ cuộc để vết thương vùng mũi mau lành, dáng mũi về chuẩn form tự nhiên.
3. Có cần kiêng các món chế biến từ trứng hay không?
Theo chuyên gia tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho biết không chỉ riêng trứng mà các món ăn chế biến từ trứng như: Súp, mì trứng, cơm rang trứng, bánh trứng, bún thang… cũng không nên sử dụng.
Lý do bởi những món ăn này chứa trứng cũng có nghĩa là chứa protein sản sinh ra collagen khiến vết thương hở lâu lành. Đặc biệt, những chất này có thể gây nên biến chứng lớn cho làn da của chị em phụ nữ sau nâng mũi.
4. Ngoài trứng sau phẫu thuật mũi có cần kiêng các thực phẩm gì không?
Sau nâng mũi, ngoài trứng cần phải kiêng những gì? Đây là vấn đề đáng được quan tâm để đảm bảo an toàn cho vùng mũi sau nâng. Ngoài trứng, chị em phụ nữ cần kiêng một số thực phẩm sau đây để vết thương lành nhanh, mũi đẹp tự nhiên chỉ trong 1-3 tháng.
- Thịt bò: Sau trứng thì thịt bò cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, trong thịt bò chứa nhiều chất gây ảnh hưởng đến phần da non. Đặc biệt, khi mũi trong giai đoạn lành lặn nếu sử dụng thịt bò rất dễ gây sẹo lồi.
- Rau muống: Loại rau này chứa hàm lượng collagen lớn gấp đôi trứng, do đó để hiện tượng sẹo lồi bạn nên kiêng khem rau muống.
- Hải sản, thịt gà: Trong những thực phẩm này chứa nhiều protein tốt cho cơ thể nhưng lại gây hiện tượng kích ứng, ngứa ngáy hoặc mẩn đỏ sau hậu phẫu.
- Đồ nếp: Các thực phẩm chứa đồ nếp như xôi, bánh chưng sẽ khiến vết thương ra nhiều dịch, nặng hơn là mưng mủ. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ.
5. Lỡ không may ăn phải trứng phải làm sao?
Trứng là thực phẩm nên kiêng khem sau quá trình phẫu thuật chỉnh hình mũi. Tuy nhiên, nhiều khách hàng chưa có kiến thức và lo lắng lỡ không may ăn phải trứng thì làm sao? Nếu lỡ ăn phải trứng, bạn đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh để tìm cách giải quyết. Lúc này, bạn vẫn có thể sử dụng đồ ăn bình thường nhưng tuyệt đối kiêng khem một số thực phẩm kể trên.
Bên cạnh đó bạn hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin có trong rau xanh và hoa quả. Hơn nữa, để vết thương nhanh lành, chị em hãy sử dụng sữa chua, các loại đậu hoặc thịt heo. Đây là thực phẩm giàu protein nhưng không gây ảnh hưởng cho vết thương.
Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, hãy uống nhiều nước ép hoa quả để cơ thể được thanh lọc. Đồng thời, bù nước để cơ thể có thêm năng lượng sau phẫu thuật. Đặc biệt, sẹo sẽ dần xuất hiện khi lỡ ăn trứng, để khắc phục tình trạng này bạn nên bổ sung vitamin E hàng ngày.
6. Lưu ý khác sau khi nâng mũi từ chuyên gia
Sau khi nâng, vùng mũi cần được chăm sóc một cách cẩn thận. Để chị em không băn khoăn chăm sóc mũi như thế nào, chuyên gia tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà đã chia sẻ như sau:
- Tái khám đúng hẹn: Sau khi phẫu thuật bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra tổng quát phần mũi sau nâng. Đặc biệt bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra xem đã tháo được chỉ và tháo nẹp. Nếu không đến tái khám đúng hẹn, mũi có thể gặp vấn đề khó xử lý.
- Uống thuốc đúng giờ, đúng liệu trình: Sau khi nâng, bạn sẽ được bác sĩ cung cấp các loại thuốc như: Thuốc giảm đau, thuốc chống sưng viêm,… Bạn cần uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng, không được uống quá liều. Đặc biệt, không tự ý đổi thuốc hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn cho vùng mũi.
- Vệ sinh bằng nước muối sinh lý: Khi đeo băng gạc để định hình mũi, nhiều dịch tiết sẽ chảy ra. Lúc này, bạn cần sử dụng nước muối sinh lý và bông tăm vệ sinh nhẹ nhàng xung quanh vùng mũi. Nếu vùng mũi sưng tấy, ửng đỏ hoặc bầm tím bạn có thể cải thiện bằng cách chườm nước nóng hoặc nước lạnh.
- Không tác động vào vùng mũi: Sau phẫu thuật, mũi cực kỳ nhạy cảm nên tránh tác động như: Sờ tay lên mũi, nắn bóp, tai nạn,…
Vừa rồi, Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà đã giải đáp nâng mũi ăn trứng có được không cùng một số lưu ý quan trọng. Hãy “bỏ túi” những thông tin này để kiêng khem đầy đủ để vết thương lành nhanh chóng.