để nhận cuộc gọi từ
BV Hồng Hà
1900.633.988
Ngày đăng: 15/09/2020 | Lần cập nhật cuối: 15/09/2020
Tư vấn y khoa: BS Nguyễn Tiến Sơn » | Tác giả: codeadmin »Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp thường gặp, biểu hiện rõ ràng nhất là phần cổ của bệnh nhân bị phồng to ra so với kích thường bình thường. Ban đầu khi bướu còn nhỏ rất khó để nhận biết bằng mắt thường, chỉ có thể cảm nhận thông qua cảm giác ở cổ họng như khó nuốt, khó thở.
Danh Mục
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, có hình dạng con bướm và nằm ở vùng cổ, đóng vai trò trong việc sản sinh các chất điều hòa hoạt động phát triển của cơ thể.
Tuyến giáp có vấn đề và bị phình ra khiến cổ bị sưng lên thành hình bướu, do vậy có tên gọi bướu cổ. Có 3 dạng chính của bệnh là:
Bệnh bướu cổ là tình trạng khi tuyến giáp có vấn đề
Dù lành tính hay ác tính thì bướu cổ cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với người bệnh.
Bướu cổ có thể khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt
I-ốt đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp các hormone tuyến giáp, do vậy nguyên nhân chính dẫn đến bướu cổ hay các bệnh lý tuyến giáp là vì sự thiếu hụt một phần i-ốt.
Bổ sung đầy đủ i-ốt giúp ngăn ngừa bướu cổ
Chúng ta có thể bổ xung i-ốt thông qua các thức ăn thường ngày như muối, bánh mì, sữa,… nhưng nếu nghi ngờ tuyến giáp của bản thân hoạt động kém thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin D và selen, đây là 2 yếu tố giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
Thông thường, 200mg selen mỗi ngày là đủ để giảm lượng kháng thể tuyến giáp. Còn đối với Vitamin D bạn nên kiểm tra xem cơ thể có bị thiếu hụt hay không sau đó mới bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đây là những loại thực phẩm thường ngày cung cấp nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách vì có thể gây ảnh hưởng phần nào đến tuyến giáp.
Goitrogens hay yếu tố kích thích bướu cổ phát triển còn tồn tại rất nhiều trong các loại rau trên nếu chúng không được nấu chín, chất này còn can thiệp vào quá trình tổng hợp các hormon tuyến giáp. Tuy rằng chúng bị bất hoạt khi nấu chín kỹ nhưng bạn cũng nên ăn một cách điều độ.
Theo như nghiên cứu của Viện khoa học Y tế Mỹ thì việc tiếp xúc lâu dài với những chất gây rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.
Dùng đồ nhựa đựng thức ăn trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bướu cổ
Trong đó chất perfluorinated có trong áo mưa, thảm sàn,… có liên quan phần nào đến các bệnh tuyến giáp.
Ngoài ra, theo như một số nghiên cứu thì một số chất có trong nhựa cứng hoặc nhựa đóng hộp cũng gây nên rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp. Do vậy bạn nên sử dụng hộp thủy tinh, sứ,… để bảo quản thức ăn thay bằng những hộp nhựa.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã từng xạ trị chữa bệnh trong quá khứ thì sau này nguy cơ bị bướu cổ của bạn là khá cao.
Mặc dù không thể tránh được việc tiếp xúc với những vật dụng trên, tuy nhiên cũng nên hạn chế tối đa để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
Tùy vào loại bướu cổ mà sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau.
Bổ sung i-ốt giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng bướu cổ
Bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh và ăn uống đảm bảo để giúp bản thân tránh được những nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Nếu bản thân nghi ngờ bị bướu cổ hãy đi khám để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Điều trị càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh và không để lại di chứng càng cao.
Nếu có vấn đề thắc mắc về bệnh bướu cổ hãy liên hệ Bệnh viện đa khoa Hồng Hà thông qua số điện thoại 1900633988 để nhận được tư vấn từ những chuyên gia ung bướu hàng đầu tại Việt Nam.
Nhập thông tin của bạn
×