Sỏi túi mật: Đánh tan nỗi lo sỏi to, sỏi nhỏ
Sỏi túi mật là bệnh thường gặp ở nước ta, chiếm tới khoảng 8 – 10% dân số. Ban đầu, những triệu chứng của sỏi có thể rất mơ hồ và thường chỉ phát hiện tình cờ qua thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi sỏi đã gây ra biến chứng. Sỏi túi mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
1. Sỏi túi mật là gì?
Túi mật là một cơ quan dạng túi thuộc hệ thống dẫn mật có chức năng chứa đựng, cô đặc và tống xuất dịch mật theo nhịp độ hoạt động của hệ tiêu hóa. Túi mật được nối thông với ống mật chủ bởi ống túi mật.
Sỏi túi mật là những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Còn ở Việt nam đa số là sỏi sắc tố bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột.
2. Các loại sỏi túi mât phổ biến hiện nay
3. Khi có các dấu hiệu sau, có thể bạn đã mắc sỏi túi mật
4. Nguyên nhân hình thành sỏi túi mật
Sỏi túi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol hoặc các chất cặn bã đường ruột do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật. Ví dụ như khi lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật hay khi lượng muối mật giảm đi sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Ngoài ra, còn có thể gặp sỏi sắc tố mật hình thành do sự kết tụ của bilirubin trong một số bệnh như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan…
Một số yếu tố nguy cơ phát triển sỏi túi mật đó là:
Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc sỏi túi mật, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn nam giới.
Thừa cân hoặc béo phì
Giảm vận động của túi mật: do ít vận động, ngồi nhiều; chế độ ăn uống quá kiêng khem hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
Chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol.
Không tẩy giun theo định kì
5. Các phương pháp chẩn đoán sỏi túi mật
Do sỏi thường không gây ra các dấu hiệu điển hình, nên ngoài thăm khám và hỏi bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều hơn các xét nghiệm sau để chẩn đoán chính xác bệnh, gồm có:
Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn và để loại trừ các nguyên nhân khác.
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện sỏi:
+ Siêu âm bụng
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
+ Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP scan)
+ Siêu âm nội soi
6. Điều trị sỏi túi mật như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi túi mật khác nhau tùy thuộc kích thước sỏi
Dùng thuốc tán sỏi: Thuốc này làm tan sỏi chứa nhiều cholesterol, tuy nhiên sỏi này không phổ biến ở Việt Nam nên không có nhiều tác dụng
Tán sỏi qua: Điều trị này sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ có thể đi qua ống mật mà không gây tắc nghẽn. Tuy nhiên phương pháp này thường không đạt hiệu quả cao, phân nửa tái phát hoặc còn sót sỏi.
Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở cắt túi mật
Hiện tại, phương pháp phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật được xem là phương pháp điều trị ngoại khoa hiệu quả và an toàn nhất.
7. Những lưu ý sau khi tán sỏi
Giữ vết mổ khô ráo và sạch sẽ (ít nhất 48h)
Sau 48h, có thể tắm bằng voi hoa sen, không ngâm mình trong bồn nước tắm. Lâu sạch bằng khăn mềm, khô.
Hạn chế đồ dầu mỡ và chất kích thích, nên ăn thực phẩm nhẹ, dễ tiêu giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp nhanh chóng hồi phục.