Tác dụng của thuốc kích trứng trong việc tăng cơ hội mang thai
Trong quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn với ứng dụng công nghệ sinh học tế bào hiện đại, thuốc kích trứng được coi là bước vô cùng quan trọng để tăng khả năng thụ thai cho sản phụ. Dùng thuốc kích trứng dưới dạng tiêm hoặc uống có tác dụng gia tăng số trứng trưởng thành trong một chu kỳ của phụ nữ, từ đó tăng khả năng mang song hoặc đa thai. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kích trứng cũng có thể khiến cho sản phụ dễ mang thai đa.
1. Giải đáp hiện tượng uống thuốc kích trứng có thai luôn
Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ vào y học, các bác sĩ đã có thể điều trị triệt để vô sinh hiếm muộn bằng nhiều phương pháp khác nhau như thụ tinh nhân tạo (iui) hay thụ tinh ống nghiệm (ivf). Tuy nhiên dù có điều trị bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì kích trứng cũng là một trong những bước quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của cả lộ trình điều trị.
Thuốc kích trứng hoạt động theo nguyên lý bổ sung FSH và kích thích cơ thể tăng tiết hormone nội tiết tố nữ. Việc sản sinh các hormone nội tiết nữ giới sẽ dẫn đến chuỗi phản ứng của cơ thể như như sau:
Cơ thể sau khi được kích thích sẽ tiết ra tín hiệu kích thích buồng trứng hoạt động, sản sinh ra thêm nhiều tế bào trứng mới. Trứng được kích thích phát triển ở cả 2 buồng trứng. Lúc này, buồng trứng sẽ sản sinh ra thêm nhiều hormone kích thích trứng trưởng thành, chín và rụng. Từ đó, tăng khả năng có thai cho sản phụ.
Do đó, sau từ 3 đến 7 ngày kể từ thời gian kích trứng thành công, phụ nữ có thể mang thai do trứng đã đạt đủ kích thước.
Ở một số trường hợp phụ nữ có cơ địa thích ứng tốt với thuốc kích trứng, trứng chín và rụng đạt chất lượng tốt hoàn toàn có thể mang thai tự nhiên mà không cần sự trợ giúp của các bác sĩ dù trước đó đã được chẩn đoán là vô sinh hiếm muộn. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường và may mắn cho sản phụ.
2. 5 Tin báo mang thai sau khi uống thuốc kích trứng
Để biết có thai sau khi sử dụng thuốc kích trứng, cần theo dõi cơ thể và chú ý đến những triệu chứng như thường xuyên cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, bị tiêu chảy trong những ngày đầu, đau bụng khó chịu, tim đập nhanh và khó thở. Nếu xuất hiện những biểu hiện này, bạn có thể đã mang thai tự nhiên mà không cần đến sự can thiệp của bệnh viện.
Tuy nhiên, cũng có khả năng mắc phải thai đa, vì vậy cần theo dõi tình trạng sức khỏe và thăm khám định kỳ với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
2.1. Xuất hiện những cơn đau bụng gây khó chịu
Cơ thể xuất hiện những cơn đau bụng khó chịu là một trong những tín hiệu sớm nhất mà sản phụ có thể cảm nhận thấy ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Thông thường, bạn sẽ có cảm giác đau bụng trong khoảng từ 3 đến 5 ngày sau khi quan hệ. Đây là khoảng thời gian hợp tử (tế bào được tạo bởi trứng và tinh trùng) di chuyển vào tử cung.
Quá trình này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện dưới tình trạng đau nhói từng cơn hoặc đau bụng lâm râm khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ biến mất trong khoảng từ 2 đến 3 ngày, sau khi hợp tử đã làm tổ và ổn định trong tử cung của mẹ bầu.
2.2. Thường xuyên buồn nôn và mệt mỏi
Việc thay đổi các nội tiết tố (tăng tiết hormone HCG trong thời gian ngắn) do ảnh hưởng của thai nhi khiến môi trường trong cơ thể của mẹ bầu bị mất cân bằng. Sự thay đổi đột ngột của môi trường trong cơ thể khiến cho cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích ứng dẫn đến cảm giác mệt mỏi và thèm ngủ.
Cảm giác mệt mỏi, cơ thể nặng nề rệu rạo, không có sức lực là cảm giác thường thấy ở các mẹ bầu trong suốt giai đoạn mang thai. Trong thời gian đầu, mẹ bầu dễ có cảm giác tiêu cực, khó chịu, phát hỏa, dễ nổi cáu,…
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng việc giữ tâm trạng thư thái thoải mái trong giai đoạn mang thai là rất quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và sức khỏe của thai nhi và sản phụ. Vì vậy, hãy giữ tâm trạng thư giãn để chuẩn bị những điều tốt nhất cho con yêu.
2.3. Tiêu chảy trong thời gian đầu
Một số người thường lầm tưởng về nguyên nhân tiêu chảy do ăn uống không hợp vệ sinh và tỏ ra lo lắng về sức khoẻ của hệ tiêu hóa trong quá trình mang thai. Thật ra không phải vậy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy trong thời kỳ đầu thai nghén là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp do sự suy yếu của hệ cơ quan sinh dưỡng và giảm sức đề kháng cấp tính.
Trong thời kỳ mang thai, việc ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, cộng với sức đề kháng yếu hơn bình thường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây tiêu chảy cho bà bầu.
Đôi khi, dù đã hết sức chú ý đến vệ sinh thực phẩm, bà bầu vẫn có thể bị tiêu chảy do thức ăn có chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và khả năng hấp thụ.
2.4. Tim đập nhanh và khó thở
Ngoài ra, mẹ bầu trong giai đoạn nhạy cảm này có thể xuất hiện cảm giác tim đập nhanh và khó thở. Việc phải điều tiết thêm một lượng máu để nuôi dưỡng thai nhi sẽ khiến cơ thể mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt. Điều này sẽ kích thích tim hoạt động nhiều hơn để bơm máu, thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống tuần hoàn trong cơ thể cũng như cung cấp đủ oxy để nuôi dưỡng bào thai trong bụng.
Thêm vào đó, việc nuôi dưỡng thai nhi cần rất nhiều máu và oxy. Vì thế, cơ thể mẹ có thể không kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng khí nên mẹ bầu sẽ xuất hiện cảm giác khó thở do cơ thể ưu tiên dưỡng khí để nuôi thai, vì thế không đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu của mẹ bầu.
Uống thuốc kích trứng có tác dụng phụ gì không
Nhanh tay đăng ký!!!
2.5. Có khả năng mang bầu đa thai
Do sử dụng thuốc kích trứng kích thích việc sản sinh các hormon làm nhiều hơn 1 trứng chín và rụng ở cả 2 buồng trứng nên rất có khả năng bà bầu sẽ mang đa thai.
Việc mang đa thai là niềm vui với nhiều gia đình, tuy nhiên lại kéo theo nhiều rủi ro với mẹ bầu. Việc mang nhiều hơn một thai sẽ khiến cho cơ thể dễ bị quá tải, rủi ro sinh non và thai còi cọc, mẹ bầu thiếu dưỡng chất,…
3. Điều cần làm khi mang bầu khi vừa uống thuốc kích trứng
Vậy, khi sử dụng thuốc kích trứng, các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn cần phải lưu ý điều gì?
– Tới gặp bác sĩ có chuyên môn cao: Chuyên môn của bác sĩ đóng vai trò tương đối quan trọng. Gặp bác sĩ có chuyên môn tư vấn cao, chị em sẽ nhận được tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khoẻ.
– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan: Không chỉ cần đảm bảo sức khoẻ vật lý, sức khoẻ tinh thần cũng là yếu tố quan trọng cần chăm sóc. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan sẽ tạo ra những tác động tích cực cho thai nhi cơ thể.
– Bổ sung dưỡng chất vào chế độ ăn: Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn tiền thai sản là rất cần thiết. Việc duy trì một chế độ ăn khoa học, đa dạng bữa ăn và đủ chất, tránh xa các thực phẩm có hại chứa nhiều dầu mỡ không đảm bảo vệ sinh sẽ đảm bảo được vấn đề dinh dưỡng cho cơ thể cũng như giúp bạn có chuẩn bị tốt cho giai đoạn thai kì sắp tới.
– Làm việc & lao động nhẹ nhàng: Làm việc và lao động với tần suất hợp lý nhẹ nhàng không chỉ giúp cơ thể điều hòa năng lượng, tâm trạng thoải mái mà còn được đánh giá là có lợi cho bà bầu giai đoạn tiền thai sản.
4. Uống bổ trứng bao lâu thì có thai
Thông thường sau 3 – 7 ngày uống thuốc bổ trứng, trứng đạt kích thước tiêu chuẩn chị em có thể mang thai. Để biết được kích thước của trứng đã đáp ứng đủ yêu cầu cho việc mang thai hay chưa, chị em có thể thực hiện siêu âm.
Thuốc bổ trứng là loai thuốc đang được bày bán tràn lan trên thị trường, các bác sĩ khuyến cáo chị em không nên mua và sử dụng. Tốt nhất nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ có chuyên môn thăm khám và chỉ định loại thuốc, liều lượng sử dụng phù hợp, tránh “tiền mất, tật mang nhưng không có tin vui”.
5. Có bầu uống thuốc bổ trứng được không
Như đã chia sẻ ở trên, thuốc bổ trứng có tác dụng kích thích trứng rụng làm tăng khả năng mang thai. Do đó với những trường hợp có thai hoặc đang nghi ngờ có thai không nên sử dụng thuốc bổ trứng.
Ngoài ra, trong thời gian có bầu, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cần cân nhắc và tham khảo tư vấn từ bác sĩ. Đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và phòng tránh các dị tật của thai nhi sau này.
6. Uống thuốc bổ trứng có tác dụng phụ không
Uống thuốc bổ trứng sẽ khiến 2 buồng trứng to hơn, gây cảm giác nặng nề ở vùng bụng dưới hai bầu ngực và có thể gây buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng trên chỉ xảy ra trong 2 – 3 ngày cuối của quá trình kích thích buồng trứng và tình trạng sẽ biến mất sau khi thực hiện chọc hút trứng. Khi xảy ra những triệu chứng này, chị em đừng quá lo lắng, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để dễ dàng vượt qua.
Ngoài ra trong thời gian uống thuốc bổ trứng, chị em nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý như:
– Cung cấp đủ lượng nước cần thiết (2- 2,5 lít) cho cơ thể.
– Đừng quá kiêng khem, nên ăn nhiều chất xơ, đa dạng rau củ quả, thịt, trứng… để cung cấp đủ vitamin, protein, đạm, khoáng chất cho cơ thể.
– Tăng cường ăn cá giàu omega-3 và các loại hạt.
– Hạn chế đồ ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ.
– Không sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn, thuốc lá, rượu bia, cafe.
– Hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, thực phẩm chứa chất bảo quản.
– Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, ngủ muộn.
– Uống thuốc bổ trứng đúng liều lượng, thời gian quy định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa.
7. Uống thuốc bổ trứng trong bao lâu
Theo các bác sĩ, phụ nữ có thể sử dụng thuốc bổ trứng trong khoảng thời gian 6 tháng rồi ngưng và để tự nhiên, đợi có thai. Thuốc bổ trứng có thể giúp tăng tế bào trứng, cải thiện chất lượng trứng, và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần được theo hướng dẫn và giám sát của bác sĩ chuyên khoa vì mỗi trường hợp có thể khác nhau.
Uống thuốc kích trứng có thai luôn là hiện tượng không hiếm gặp và không phải là những bệnh lý quan trọng và không gây nguy hiểm cho cơ thể. Bà bầu thai sản giai đoạn này cần đảm bảo sức khỏe bằng việc cân bằng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ.