Đau bụng dưới bên phải nữ là bệnh gì – 13 nguyên nhân gây đau phổ biến
Đau bụng dưới bên phải nữ là bệnh gì? Đau bụng dưới bên phải nữ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến khu vực ổ bụng và vùng chậu. Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân giúp quá trình điều trị trở lên dễ dàng, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Đau bụng dưới bên phải liên quan đến bộ phận nào trên cơ thể
Theo giải phẫu y khoa, vùng bụng được chia thành 9 phần bao gồm:
– Thượng vị: Được tính từ rốn trở lên đến vùng xương ức, bao gồm các bộ phận: thùy trái gan, 1 phần mặt trước dạ dày, mạc nối gan với dạ dày, tá tràng, tâm vị, tụy, tĩnh mạch chủ bụng, đoạn đầu động mạch.
– Hạ sườn phải (mạn sườn phải), là vùng bụng nằm phía bên phải, dưới xương sườn, chứa các bộ phận quan trọng là thùy phải gan, túi mật, góc phải đại tràng, tuyến thượng thận phải, cực trên thận phải.
– Hạ sườn trái (mạn sườn trái) là vùng bụng nằm phía bên trái dưới xương sườn, gồm các bộ phận: lách, dạ dày, góc phải đại tràng, đuôi tụy, tuyến thượng thận trái, cực trên thận trái.
– Vùng quanh rốn chứa các bộ phận đại tràng ngang, mạc nối lớn, ruột non, mạc treo ruột, hạch mạc treo ruột, động mạch, tĩnh mạch chủ bụng, niệu quản hai bên.
– Vùng hông trái: chứa các bộ phận gồm đại tràng xuống, ruột non, thận trái.
– Hạ vị là khu vực thấp nhất của bụng dưới rốn hoặc vùng chậu, gồm mạc nối lớn, bàng quang, ruột non, đoạn cuối niệu quản, dây chằng rộng, dây chằng tròn, động tĩnh mạch tử cung, vòi trứng.
– Hố chậu phải gồm các bộ phận ruột thừa, hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên, niệu quản phải, buồng trứng phải (nữ giới), cơ thắt lưng chậu.
– Hố chậu trái gồm ruột non, buồng trứng trái, đại tràng sigma.
Đau bụng dưới bên phải được xác định là ở vị trí vùng hố chậu phải, cảnh báo các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng như nhiễm trùng thận…
2. Bị đau bụng dưới bên phải nữ là bệnh gì – Nguyên nhân gây đau
2.1. Đau bụng dưới bên phải nữ là bệnh gì – Bệnh viêm ruột thừa
Người bệnh xuất hiện cơn đau khu vực phái trên và xung quanh rốn. Cơn đau có thể kèm theo sốt nhẹ, buồn nôn. Khi ấn mạnh vào bụng dưới bên phải mức độ đau tăng nặng. Khi quan sát vùng bụng của bệnh nhân thấy vùng trên tụy bị sưng lên.
2.2. Đại tràng co thắt
Đau bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ruột kích thích (IBS). Đâu là một dạng rối loạn tiêu hóa mạn tính gây nên các cơn đau tại nhiều vị trí khác nhau, thường gặp nhất là bụng dưới bên phải. Bệnh có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như chuột rút, đầy hơi, thay đổi tính chất phân (lỏng nát hoặc táo bón). Hội chứng ruột kích thích thường tăng nặng khi thay đổi chế độ ăn uống, stress hoặc ăn thức ăn lạ.
2.3. Bệnh về gan
Gan là bộ phận nằm ở bên phải ổ bụng. Khi xuất hiện cơn đau phía bên phải bụng dưới kèm theo các triệu chứng như kém ăn, mất ngủ, ăn ko ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra chức năng gan.
2.4. Sỏi niệu quản
Một trong những nguyên nhân điển hình gây đau bụng dưới bên phải là sỏi niệu quản. Khi bị sỏi trong niệu quản, người bệnh sẽ bị đau buốt dữ dội, đặc biệt khi làm việc nặng. Cơn đau xuất hiện bên mạn sườn phải sau đó lan xuống bên dưới. Ở mức độ nặng, sỏi niệu quản có thể gây tiểu buốt, tiểu ra máu.
2.5. Bệnh đường ruột
Các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, tắc ruột cũng gây nên triệu chứng đau bụng dưới bên phải. Ngoài đau bụng, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng điển hình khác như cứng bụng, thay đổi thói quen đại tiện, đi ngoài phân lỏng nát mỗi khi ăn đồ ăn lạnh, tanh.
2.6. Đau bụng dưới bên phải nữ là bệnh gì – Cảnh báo bệnh phụ khoa
Khi bị đau bụng dưới bên phải nữ cần xem xét đến các vấn đề về phụ khoa như:
– Đau bụng kinh: Cơn đau tại vị trí bụng dưới bên phải, xuất hiện trước hoặc trong khi đèn đỏ. Người bệnh không cần quá lo lắng về hiện tượng này.
– Mang thai ngoài tử cung: Vùng bụng dưới bị đau dữ dội, có người mang thai ngoài tử cung bị đau bên trái, có người đau bên phải.
– U nang buồng trứng: Tùy thuộc u nang bên trái hoặc bên phải mà cơn đau ở vị trí tương ứng. Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng và đau tại vị trí u nang là những dấu hiệu rất dễ nhận biết của u nang buồng trứng. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ nắn bụng và thực hiện soi âm đạo để kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh.
– Ống dẫn trứng bị viêm: Chị em thường cảm thấy đau bụng dưới bên phải khi giao hợp.
– Nội mạc tử cung bị lạc chỗ: Trong thời kỳ kinh nguyệt, các tế bào tử cung di chuyển lạc ra bên ngoài, bám vào bên ngoài tử cung và tiếp tục phát triển. Hiện tượng này gây nên tình trạng đau bụng dữ dội trong ngày đèn đỏ và khiến máu kinh ra rất nhiều.
– U xơ tử cung: Kinh nguyệt không đều, huyết kinh ra nhiều, bụng dưới đau tức âm ỉ là những triệu chứng điển hình của u xơ tử cung. Ở giai đoạn đầu, u xơ khá lành tính, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, u xơ có thể chuyển thành ác tính và gây các biến chứng nguy hiểm.
– Ung thư buồng trứng: Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, khiến phụ nữ có nguy cơ phải cắt bỏ buồng trứng, làm giảm khả năng sinh sản, thậm chí vô sinh. Các tế bào ung thư hình thành và phát triển rất nhanh chóng, khiến bệnh nhân đau đớn tột độ.
– Viêm vùng chậu: Dạng viêm nhiễm cơ quan sinh sản này khiến chị em đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản. Viêm vùng chậu nếu không điều trị sớm sẽ dễ gây biến chứng đến buồng trứng, vòi trứng và buồng tử cung.
2.7. Viêm bàng quang kẽ
Đây là một dạng viêm bàng quang mạn tính. Người bệnh thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong 1 giờ, gây áp lực lên vùng mu. Khi đi tiểu bị đau buốt. Cơn đau nhiều hơn khi quan hệ tình dục. Bệnh thường gặp nhiều ở phụ nữ ở độ tuổi từ 30 – 40.
2.8. Nhiễm vi khuẩn, virus đường tình dục
Các bệnh lý như nhiễm Chlamydia và lậu thường gây ra các cơn đau khu vực vùng chậu. Ở phụ nữ, khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ bị đi tiểu đau, chưa đến kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu, dịch âm đạo bất thường. Nếu gặp các dấu hiệu trên, chị em cần nhanh chóng đi thăm khám và có phương án điều trị đúng.
2.9. Đau do sa bàng quang và buồng trứng
Đau bụng dưới bên phải ở nữ có khả năng cao do sa bàng quang hoặc sa tử cung. Lúc này, chị em cảm thấy thành âm đạo bị đè nén, đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng. Đặc biệt, khi “yêu” cảm thấy rất đau đớn.
2.10. Tắc nghẽn vùng chậu
Chân, tay thường là các bộ phận dễ bị giãn tĩnh mạch. Nhưng trong nhiều trường hợp, vùng chậu cũng gặp phải tình trạng này. Khi bị giãn tĩnh mạch vùng chậu, máu sẽ ứ đọng tại khu vực này, khiến chúng sưng và gây đau đớn. Cơn đau tăng nặng khi người bệnh đứng lên hoặc ngồi xuống.
2.11. Đau do sẹo phẫu thuật
Sau khi thực hiện phẫu thuật như mổ ruột thừa, mổ do nhiễm trùng ở vùng bụng dưới bên phải, người bệnh có thể bị đau do sẹo hình thành. Nếu đau tại khu vực này không do phẫu thuật, người bệnh cần nói cho bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác để có cách điều trị hiệu quả.
2.12. Đau khi quan hệ chăn gối
Mặc dù là chứng đau khó nói ra, nhưng khi gặp tình trạng này, chị em cần nhanh chóng đi thăm khám để tìm rõ nguyên nhân. Việc cố gắng chịu đựng có thể khiến chất lượng cuộc yêu suy giảm, tạo nên chứng sợ hãi trong quan hệ tình dục, ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc hôn nhân.
2.13. Nhiễm trùng thận gây đau bụng dưới bên phải nữ
Đau bụng dưới bên phải nữ là dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng thận. Cơn đau xuất hiện tại vị trí lưng, 2 bên hông hoặc háng. Nếu nhiễm trùng thận không được chữa trị kịp thời sẽ khiến thận tổn thương vĩnh viễn, làm suy giảm chức năng thận. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
3. Điều trị đau bụng dưới bên phải như nào
Khi bị đau bụng dưới bên phải nữ, chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Dựa vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:
– Nếu đau do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê kháng sinh để điều trị theo phác đồ.
– Nếu đau bụng dưới do viêm ruột thừa, viêm bàng quang, mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng hoặc viêm tắc ống dẫn trứng, người bệnh bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật xử lý sớm.
– Trường hợp đau bụng dưới do viêm đại tràng, diễn ra từng đợt và thường xuyên tái phát, bệnh nhân cần tiến hành nội soi để xác định nguyên nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo lộ trình phù hợp.
– Khi bị đau bụng không rõ nguyên nhân, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau về uống. Việc làm cần nhất lúc này là đi thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín để có hướng điều trị thích hợp. Việc tự ý uống thuốc không theo đơn có thể khiến tình trạng nặng hơn, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
BVĐK Hồng Hà với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế sức khỏe chính là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh uy tín với hàng triệu khách hàng. Với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, 100% bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau bụng dưới bên phải nữ và có cách điều trị hiệu quả.
Đau bụng dưới bên phải nữ cảnh báo bệnh viêm ruột thừa, nhiễm trùng thận, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, mang thai ngoài tử cung, ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng, mắc các bệnh lây qua đường tình dục, sa bàng quang, sa buồng trứng… Khi xuất hiện triệu chứng đau vùng bụng dưới bên phải, nôn, sốt hãy đến ngay bác sĩ vì có thể là trường hợp khẩn cấp, cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.