U nang buồng trứng ở tuổi dậy thì: 70% nữ giới bị ảnh hưởng và cách điều trị
[sapo]Tình trạng u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì xuất hiện ngày càng nhiều. Bệnh có xu hướng trầm trọng hơn khi giai đoạn này các bạn gái có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta có thêm hiểu biết về u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì và cách phòng tránh tốt nhất [/sapo]
1. U nang buồng trứng ở tuổi dậy thì là như thế nào?
Từ 12 đến 16 tuổi, cơ thể nữ giới bắt đầu có sự thay đổi, hormone estrogen tăng lên, kích thích buồng trứng và các cơ quan sinh sản phát triển.
Điều này cũng đồng thời khiến các bạn nữ có nguy cơ cao mắc bệnh phụ khoa, đặc biệt là u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng ở tuổi dậy thì là tình trạng những khối u nang phát triển ở bề mặt bên trong hoặc bên ngoài buồng trứng.
Những khối u này ban đầu chỉ có kích thước nhỏ như một hạt đậu và sẽ phát triển lớn dần lên theo thời gian. Ở giai đoạn cuối, Khối u có thể sờ thấy một cách rõ ràng khiến người bệnh phải chịu vô vàn đau đớn.
Đa phần u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì là u lành tính và thường xuất hiện ở một bên buồng trứng.
U nang ác tính chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng lại đặc biệt nguy hiểm. Nếu không được kiểm tra, điều trị sớm thì khối u có thể biến chứng và trở thành ung thư buồng trứng.
2. Nguyên nhân u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì
U nang buồng trứng ở tuổi dậy thì có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, theo các chuyên gia. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này: thể vàng phát triển quá mức, nang trứng phát triển không đầy đủ và chậm, hàm lượng HCG dư thừa, thay đổi nội tiết tố, do yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng
2.1. Nang trứng phát triển không đầy đủ và chậm
Các nang trứng bình thường sẽ phát triển và thoái hóa theo chu kỳ rụng trứng. Tuy nhiên, nếu các nang trứng phát triển không toàn diện sẽ rất khó để hấp thụ các chất dinh dưỡng và nhanh thoái hóa.
Hệ quả sẽ gây ra tình trạng rối loạn phóng noãn, ức chế chức năng hoạt động của buồng trứng, gây nên u nang buồng trứng.
2.2. Thể vàng phát triển quá mức
Chức năng của thể vàng là sản xuất ra hormone estrogen và hormone thai kỳ ở nữ giới.
Khi thể vàng hoạt động quá mức, lượng hormone được sản sinh tăng lên, khiến cho buồng trứng phải hoạt động liên tục, thời gian rụng trứng sẽ kéo dài hơn bình thường.
Điều này sẽ kích thích sự phát triển của u nang buồng trứng.
2.3. Hàm lượng HCG dư thừa
Trong thời gian sử dụng một số thuốc nội tiết hoặc thuốc điều trị phụ khoa, hàm lượng HCG ở nữ giới sẽ tăng cao.
Hàm lượng HCG dư thừa làm rối loạn chu kỳ rụng trứng và hình thành các u nang ở buồng trứng.
2.4. Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố nữ là 1 tác nhân gây u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì. Trong giai đoạn 1 đến 2 năm đầu dậy thì, các bạn nữ thường gặp tình trạng mất cân bằng hormone nội tiết tố, cơ thể luôn mệt mỏi, kinh nguyệt không đều.
Tình trạng này sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, vi khuẩn dễ xâm nhập và tạo điều kiện thuận lợi cho khối u phát triển.
2.5. Do yếu tố di truyền
Trên thực tế, trẻ có khả năng mắc u nang buồng trứng cao hơn nếu trong gia đình có người bị bệnh. Ngay từ trong giai đoạn thai kỳ, trẻ đã chịu nhiều ảnh hưởng từ cơ thể mẹ.
Nếu mẹ mắc u nang buồng trứng, tế bào mầm bệnh có thể truyền trực tiếp sang cho con. Những thay đổi ở tuổi dậy thì sẽ làm cho kích thước khối u tăng lên.
2.6. Chế độ dinh dưỡng
Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể nữ giới thường có sự trao đổi chất mạnh mẽ. Chính vì vậy, trẻ thường thèm ăn và ăn rất nhiều.
Nếu sử dụng thức ăn nhanh, chế biến sẵn cũng khiến các bé tăng cân, dậy thì sớm và gây u nang buồng trứng.
??? PHẢI XEM: Bị u nang buồng trứng cần KIÊNG những gì
3. Triệu chứng u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì
Triệu chứng của u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì rất khó nhận biết và thường bị nhầm với dấu hiệu kinh nguyệt.
Chúng ta cùng theo dõi một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh như sau:
- Đau bụng âm ỉ từng cơn, những cơn đau tập trung chủ yếu ở vùng bụng dưới và vị trí 2 bên xương chậu.
- Bụng chướng, cảm giác bụng đầy hơi, khi sờ tay lên bụng thấy một khối cứng nổi lên.
- Cơ thể mệt mỏi, hay nóng sốt, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, sụt cân
- Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều, bị vón cục, có màu và mùi khác lạ.
- Đau khi đi đại tiện, táo bón, tiểu buốt
- Hai chân bị sưng phù, tím mạch máu do khối u chèn ép tĩnh mạch
Những triệu chứng này thường rõ rệt hơn ở giai đoạn cuối của bệnh. Nếu chúng ta không chú ý phát hiện kịp thời, khối u có thể di căn và trở thành u thư buồng trứng.
4. Phụ huynh cần làm gì khi con mắc u nang buồng trứng
Nếu phát hiện con mắc u nang buồng trứng, phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức để kiểm tra tình trạng hiện tại của bệnh.
Các chuyên gia sẽ chẩn đoán được chính xác kích thước và tính chất khối u rồi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu khối u nhỏ và lành tính có thể dùng thuốc điều trị, hạn chế khối u phát triển. Với khối u có kích thước lớn chúng ta buộc phải phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Có 2 phương pháp phẫu thuật chính được sử dụng là mổ nội soi và mổ hở.
Mổ nội soi
Mổ nội soi là phương pháp được ưu tiên sử dụng để giữ an toàn cho buồng trứng và đảm bảo khả năng sinh sản sau này.
Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là chỉ có thể áp dụng với những khối u kích thước nhỏ và chưa xảy ra biến chứng.
✅✅✅ THAM KHẢO: Chi phí mổ nội soi u nang buồng trứng
Mổ hở
Trong trường hợp khối u lớn sẽ cần dùng đến phương pháp mổ hở. Mổ hở giúp giải quyết khối u một cách nhanh chóng nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ và để lại sẹo sau mổ.
Phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn phẫu thuật tại những cơ sở y tế uy tín để giảm thiểu rủi ro không mong muốn.
5. Cách phòng ngừa u nang buồng trứng cho nữ sinh
Để phòng ngừa u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì, cha mẹ nên chủ động theo dõi sức khỏe của các em ngay khi bắt đầu kỳ kinh đầu tiên.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể áp dụng một số cách phòng ngừa u nang buồng trứng hiệu quả cho nữ sinh như sau:
- Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục hàng ngày , tránh vận động quá sức
- Nghỉ ngơi đầy đủ, giảm căng thẳng, lo âu và giữ tinh thần thoải mái
- Thực hiện chế độ ăn uống bổ sung vitamin và khoáng chất, giữ thân hình cân đối, tránh tăng cân đột ngột
- Khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng để phát hiện sớm u nang buồng trứng và các bệnh phụ khoa khác.
Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Hồng Hà là một trong những cơ sở khám chữa phụ khoa uy tín tại Hà Nội.
Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công nhiều trường hợp mắc u nang buồng trứng ở mọi lứa tuổi, kể cả tuổi dậy thì.
Hệ thống phòng khám và máy móc tại bệnh viện được đầu tư đáp ứng mọi yêu cầu phẫu thuật khắt khe nhất. Vì vậy, ba mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm khi để trẻ đến điều trị tại đây.
Trên đây là những chia sẻ về u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì. Nếu bạn muốn biết thông tin, hãy gọi theo số 1900 633 988. Các chuyên gia bệnh viện đa khoa Hồng Hà sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc và tư vấn cho bạn phương pháp điều trị u nang buồng trứng hiệu quả nhất