Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Nâng ngực sau bao lâu được nằm nghiêng? 11 lưu ý cần biết sau làm ngực

Nằm nghiêng sau nâng ngực dễ khiến ngực bị lệch nhau, biến dạng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Vậy nâng ngực sau bao lâu được nằm nghiêng?

1. Tư thế nằm ngủ ảnh hưởng như thế nào đến bầu ngực sau nâng

Nâng ngực là kỹ thuật thẩm mỹ can thiệp xâm lấn, được xếp vào nhóm đại phẫu. Không chỉ đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ, công nghệ thực hiện, quá trình hậu phẫu cũng có những chỉ định khắt khe như: mặc áo ngực định hình, chế độ ăn uống, tư thế ngủ đúng… 

Tư thế ngủ ở người bình thường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và kích thước của vòng 1. Các bác sĩ thẩm mỹ cho biết, thói quen nằm nghiêng bên nào thì bầu vú bên đó phát triển to hơn bên còn lại. 

Với những người vừa nâng ngực xong, tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi và sự ổn định dáng ngực. Nằm ngủ không đúng tư thế dễ gây nhiễm trùng, chảy máu, xô lệch túi độn dẫn đến biến dạng ngực. 

Vì vậy, chị em cần đặc biệt lưu ý tư thế ngủ sau khi nâng ngực để tránh chèn ép và gây tổn thương đến vòng 1 mới phẫu thuật. Hãy nâng niu và chăm sóc bầu ngực ngay cả khi ngủ để thu được kết quả thẩm mỹ hoàn hảo nhất. 

Với những người quen ngủ tư thế nghiêng, việc thay đổi thói quen tư thế ngủ sẽ gặp nhiều bất tiện vì không thể xoay người thoải mái như bình thường. Tuy vậy, để đảm bảo sở hữu một khuôn ngực đẹp sau phẫu thuật và tránh các biến chứng nguy hiểm thì hãy tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. 

Tư thế ngủ ảnh hưởng đến hình dáng ngực tự nhiên

Tư thế ngủ ảnh hưởng đến hình dáng ngực tự nhiên

2. Nâng ngực bao lâu được nằm nghiêng –  Giải đáp chuyên sâu

2.1. Nâng ngực sau bao lâu được nằm nghiêng – Vì sao 

Các bác sĩ thẩm mỹ trả lời, nâng ngực sau 2 tháng thì được nằm nghiêng. Tuy nhiên, trong khoảng 3 – 4 tuần đầu sau nâng ngực thẩm mỹ người bệnh bắt buộc kiêng nằm nghiêng để giữ cho ngực không bị lệch, vết mổ mau lành và đảm bảo kết quả làm ngực đẹp như mong muốn. Nếu bệnh nhân có thói quen nằm nghiêng khó thay đổi được thì nên kê gối mềm 2 bên để hạn chế tối đa tình trạng này.  

Nằm nghiêng sau nâng ngực khiến ngực dễ bị lệch sang phía nằm nghiêng. Điều này làm 2 bầu ngực không đều nhau. Vì vậy, người bệnh cần thay đổi thói quen về tư thế ngủ sau khi nâng cấp vòng 1. 

Trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật nâng ngực, người bệnh bắt buộc phải mặc áo định hình ngực. Bởi sau khi đưa túi ngực vào khoang ngực

Nâng ngực sau bao lâu thì được nằm nghiêng là thắc mắc của nhiều người

Nâng ngực sau 2 tháng thì được nằm nghiêng hoặc xoay người thoải mái

2.1. Nâng ngực sau bao lâu được nằm nghiêng – Tư thế ngủ tốt nhất

Tư thế ngủ tốt nhất sau khi nâng ngực là nằm ngửa và kê gối cao khi nằm. Điều này giúp cơ thể thoải mái và cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như chất gây nghiện, đồ ăn khó tiêu hóa… 

Cần tránh xá các thực phẩm như hải sản hay rau muống… để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Nên tắm bằng nước ấm và không tác động quá mạnh vào ngực. Sau 3 tuần bắt đầu tập matxa ngực nhẹ nhàng và uống đủ nước mỗi ngày.

Tư thế nằm ngửa tốt nhất sau nâng ngực thẩm mỹ

Tư thế nằm ngửa tốt nhất sau nâng ngực thẩm mỹ

3.11 lưu ý cần biết sau làm ngực để chăm sóc vòng 1 đúng cách 

Những lưu ý cần biết khác về nâng ngực cần tuân thủ để vòng 1 nhanh chóng ổn định và đẹp như mong muốn: 

– Tuyệt đối không được gãi, đè vào vết mổ khi vừa phẫu thuật dẫn đến chảy máu, tụ máu

– Uống đúng và đủ liều theo đơn của bác sĩ bao gồm kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, chống sẹo… 

– Thay băng trong ngày đầu tiên, nghỉ ngơi hoàn toàn trong 5 – 10 ngày sau phẫu thuật. 

– 48 giờ đầu tiên cần chườm lạnh liên tục để giảm đau và sưng bầm. Cần chú ý kiểm tra túi chườm bằng tay, sau đó lót 1 lớp khăn mềm sạch để ngăn cách túi chườm với bề mặt da để phòng tránh tình trạng bỏng nhiệt. 

– Từ ngày thứ 4 trở đi bắt đầu chườm nóng để máu lưu thông dễ dàng, giảm bầm tím. 

– Trong 5 – 7 ngày đầu không nên ăn cứng. Cần ưu tiên các đồ ăn mềm như cháo, súp và các thực phẩm nghiền nhuyễn. Lưu ý không nên ăn cháo gạo nếp vì dễ gây mưng mủ. 

– Tránh xa các thực phẩm dễ gây sẹo lồi như rau muống, thực phẩm gây ngứa và mưng mủ vết mổ như thịt gà, hải sản, đồ nếp hay đồ tanh. Các thực phẩm ảnh hưởng đến sắc tố danh như trứng, thịt bò cũng không nên ăn. Không dùng đồ cay nóng, chất kích thích như bia, rượu, cafe, thuốc lá… bởi chúng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

– Sau 7 ngày cần đến thẩm mỹ viện để tháo băng và cắt chỉ. Người bệnh có thể tắm ngay sau khi cắt chỉ nhưng động tác cần nhẹ nhàng. Với những trường hợp mổ ở nếp lằn vú thì có thể tắm vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật nhưng tránh kì cọ mạnh. Thời gian phục hồi vết thương phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. 

– Không nên tập thể dục trong vòng 3 tháng đầu như chơi golf, tập gym, bơi lội… Không xoa bóp ngực khi quan hệ tình dục. 

– Khi mặc áo lót định hình, cần kéo áo trùng với lớp băng. Việc mặc áo định hình sai cách sẽ ảnh hưởng đến nếp lằn vú. Nếu mô ngực mềm và da mỏng thì có thể dễ dàng cảm nhận thấy túi độn. 

– Xông hơi trong 4 tuần đầu tiên có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương. 

Tóm lại, nâng ngực sau 2 tháng thì được nằm nghiêng và chuyển đổi tư thế thoải mái. Trong 3 – 4 tuần đầu chỉ nên nằm ngửa, kiêng nằm nghiêng hoặc nằm sấp để tránh cho ngực bị biến dạng. Người bệnh nên sử dụng gối mềm kê ở 2 bên để duy trì tư thế ngủ nằm ngửa hoặc tránh xoay nghiêng theo phản xạ của cơ thể. 

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí