Tư vấn chuyên gia: Nâng ngực có cho con bú được không?
Nâng ngực có cho con bú được không, bác sĩ Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà khẳng định chị em nâng ngực hoàn toàn cho con bú bình thường. Túi ngực đặt dưới cơ ngực hoặc sau tuyến sữa không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Sau 6 tháng – 1 năm sau nâng ngực chị em mới lên mang thai. Tăng lượng sữa và giúp con nhận nhiều dưỡng chất cần chú ý chế độ dinh dưỡng khi đang mang thai, cho con bú thường xuyên, đảm bảo bé ngậm ti đúng cách, massage ngực kích thích tiết sữa, cho trẻ bú đều 2 bên ngực, kết hợp gối kê khi cho bé bú và duy trì mặc áo ngực trong thời gian nuôi con
1. Nâng ngực có cho con bú được không?
Phụ nữ trải qua phẫu thuật nâng ngực có thể cho con bú được bình thường. Đó là khẳng định của các chuyên gia phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ trong trường hợp phẫu thuật đặt túi ngực ở vị trí giữa các cơ ngực.
Về giải phẫu ngực, toàn bộ hệ thống ống tuyến và mô tuyến tiết sữa nằm phía trên của cơ ngực lớn, phía dưới của cơ ngực lớn là cơ ngực bé. Khi phẫu thuật các bác sĩ không chạm đến ống dẫn sữa và tuyến vú mà đặt túi ngực ở giữa cơ ngực bé và cơ ngực lớn. Như vậy, túi ngực đã được ngăn cách với mô tuyến bởi cơ ngực lớn nên không có sự tiếp xúc trực tiếp giữ tuyến vú hay ống tuyến với túi ngực.
Với những chị em chưa sinh nở, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật nâng ngực thực hiện thông qua những đường mở dưới chân ngực hoặc qua nách để tránh gây ảnh hưởng đến tuyến vú và ống dẫn sữa. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên chị em chỉ nên chọn size ngực ở mức độ trung bình, đảm bảo sự tự nhiên và không xảy ra hiện tượng sa trễ do tuyến vú bị tặng thể tích quá nặng khi cho con bú.
Tuy nhiên, những trường hợp nâng ngực bằng cách đặt túi độn ngực ở vị trí trước các cơ ngực rất dễ dẫn đến hiện tượng túi ngực chèn ép tuyến vú và khiến vú của chị em không thể tiết ra sữa. Lúc này lo lắng nâng ngực có cho con bú được không được chuyên gia khẳng định là không thể cho con bú.
2. Ảnh hưởng của phẫu thuật nâng ngực tới việc cho con bú
Túi ngực thường được đặt dưới cơ ngực hoặc sau tuyến sữa, không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy nhiên, vị trí và độ sâu của vết mổ có thể trở thành yếu tố tác động xấu đến khả năng cho con bú của người mẹ.
Phẫu thuật giữ nguyên vẹn quầng vú sẽ ít gây ra vấn đề này hơn. Các dây thần kinh xung quanh núm vú đóng vai trò quan trọng khi cho con bú. Cảm giác trẻ mút vú sẽ làm tăng nồng độ hormone oxytocin và prolactin. Trong đó, hormone prolactin có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất sữa mẹ. Khi các dây thần kinh bị tổn thương, cảm giác này sẽ bị giảm đi và có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của cơ thể.
3. Có an toàn để cho con bú khi mẹ đã nâng ngực không?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thông tin rằng không có bất kỳ báo cáo nào về vấn đề bất thường ở các bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh bởi phẫu thuật nâng ngực. Do đó mẹ không phải lo lắng nâng ngực rồi có cho con bú được không?
Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy, không tìm thấy sự khác biệt nào khi đo nồng độ silicon trong sữa mẹ đã nâng ngực và bà mẹ không nâng ngực. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy ngư cơ phát triển các dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ những bà mẹ nâng ngực. Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro xảy ra do nâng ngực như:
– Khả năng phải phẫu thuật bổ sung để chỉnh sửa hoặc cắt bỏ.
– Mô sẹo hình thành xung quanh mô cấy hay túi nâng ngực gây ra hiện tượng ép, co cứng bao nang.
– Cảm giác ở vú và núm vú thay đổi
– Đau ở vú
– Mô cấy hay túi ngực bị vỡ.
4. Nâng ngực đường quầng có cho con bú được không
Theo các chuyên gia, sau phẫu thuật nâng ngực qua đường quầng vú, chị em hoàn toàn có thể mang bầu và cho con bú bình thường. Bởi đây là kỹ thuật nâng ngực phổ biến, được nhiều bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân đế bảo tồn khả năng nuôi con bằng sữa mẹ.
Khi tiến hành nâng ngực, túi ngực được bác sĩ đặt ở dưới cơ ngực, không ảnh hưởng đến các dây thần kinh, khả năng kích thích hormone tiết sữa. Do đó, chị em có thể an tâm và không cần lo lắng nâng ngực đường quầng có cho con bú được không?
5. Sau nâng ngực bao lâu nên có thai? mang thai
Chị em cần ít nhất 6 tháng- 1 năm sau phẫu thuật nâng ngực mới nên mang thai, đây là lời khuyên được các chuyên gia đưa ra. Đây là khoảng thời gian phù hợp để vết thương vùng ngực lành hẳn và mọi thứ đã trở về trạng thái bình thường, việc mang thai do đó cũng được đảm bảo an toàn hơn.
Thực tế, mỗi người sẽ có cơ địa và thể trạng khác nhau, nên việc mang thai khi nào sau phẫu thuật hay nâng ngực xong có cho con bú được không cũng sẽ có sự khác nhau. Vì thế, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất.
6. Hướng dẫn mẹo cho con bú sau nâng ngực để hạn chế chảy xệ
Mẹ đang cho con bú sau nâng ngực có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để tăng lượng sữa và giúp con nhận được nhiều chất dinh dưỡng nhất.
6.1 Nâng ngực có cho con bú được không và cần Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Chế độ ăn uống trong thai kỳ có tác động rất lớn đến chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi, hẹn chế tình trạng chảy xệ ngực và việc tiết sữa sau sinh của mẹ.
Chị em có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: Chân giờ, trứng, thịt bò, các loại hạt như óc chó, vừng, đậu tương. Bên cạnh đó, không thể thiếu trái cây các loại, bột ngũ cốc nguyên cám.
6.2 Cho con bú thường xuyên
Mỗi ngày cần cho trẻ bú 8-10 lần để giúp lượng sữa trong cơ thể được sản xuất đều đặn hơn. Khi trẻ bé, cơ thể mẹ sẽ kích thích sản xuất ra sữa. Càng cho con bú thường xuyên, cơ thể càng tạo ra nhiều sữa.
Ngay cả khi, mẹ có ít sữa và con chỉ bú được một lượng ít nhưng vẫn có thể cung cấp cho con một lượng kháng thể và chất dinh dưỡng vô cùng quý giá. Cho con bú cả 2 vú giúp tăng nguồn sữa mẹ. Mỗi lần mẹ có thể cho trẻ bú một bên để nhận được chất dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo nhất qua mỗi cữ bú. Sau đó ở cữ bú tiếp theo mẹ nên luân chuyển sang bên vú khác.
6.3 Đảm bảo rằng bé ngậm ti đúng cách
Ngậm vú đúng cách là chìa khóa giúp trẻ nhận được nhiều và đầy đủ lượng sữa mẹ theo nhu cầu qua mỗi cữ bú. Hãy đảm bảo, bé ngậm được trọn vú mẹ vào miệng. Các thao tác cho trẻ bú đúng cách được thực hiện như sau:
– Miệng trẻ mở rộng khi bú
– Vú phải được đưa vào sâu bên trong miệng, đảm bảo nướu và lưỡi trẻ bao phủ quầng vú của mẹ.
– Chọn tư thế thoải mái và phù hợp nhất cho cả mẹ và bé: Đầu, lưng và mông của bé cần đặt trên một đường thẳng. Tiếp theo, hướng trẻ về phía đầu vú của mẹ. Dùng ngón cái và trỏ tạo thành tư thế “C” để điều chỉnh bầu vú giúp trẻ ngậm được dễ dàng hơn.
6.4 Massage ngực để kích thích tiết sữa
Tham khảo các bài tập massage ngực mỗi ngày đều đặn để tăng sự săn chắc cho vòng 1 sau nâng ngực và đang trong giai đoạn cho con bú. Có 2 cách massage ngực đạt hiệu quả dành cho chị em sau:
– Cách 1: Phù hợp với những mẹ bỉm ít thời gian
+ Xoa 2 bàn tay vào nhau với dầu oliu hoặc dầu dừa cho đến khi lòng bàn tay ấm và nóng dần lên.
+ Áp sát 2 bàn tay và 2 bên bầu ngực, sau đó massage theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10 phút.
+ Lặp lại động tác trên một cách đều đặn và duy trì số lần thực hiện trong ngày từ 3-4 lần.
– Cách 2: Phù hợp với mẹ bỉm có nhiều thời gian
+ Xoa nhẹ tây lên vùng cổ dưới ngay chỗ mang tai.
+ Tiếp tục xoa nhẹ ở phần trên ngực theo chiều từ trong ra ngoài một cách đều tay.
+ Chuyển xuống massage phần dưới của bầu ngực theo chiều ngược lại.
+ Dùng trọn bàn tay nâng lên hạ xuống bầu ngực một cách nhẹ nhàng khoảng 4- 5 lần.
+ Áp sát tay trái vào ngực trái, ấn và ray nhẹ bầu ngực sau đó đổi bên.
+ Ép nhẹ bầu ngực từ ngoài vào trong, sau đó xoa bầu ngực nhẹ nhàng lần cuối.
6.5 Cho trẻ bú đều cả đều cả 2 bên ngực
Nếu chị em đã biết nâng ngực có cho con bú được không rồi thì cũng nên lưu ý khi cho con bú, cần cho bú đều hai bên để tránh bị hiện tượng bên to bên nhỏ hoặc có độ sa trễ không đều. Khi trẻ không bú nữa hoặc hết sữa thì mẹ nên dừng lại không để trẻ tiếp tục nhay hoặc kéo ngực gây sa trễ.
6.6 Nâng ngực có cho con bú được không khi kết hợp gối kê khi cho bé bú thường xuyên
Mẹ cũng nên sử dụng gối kê khi cho con bú, cách này vừa giúp bầu ngực không bị sa trễ, vừa giảm áp lực lên đôi tay của mẹ khi bế trẻ cho bú.
6.7 Duy trì mặc áo ngực trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ
Rất nhiều chị em lầm tưởng thả rông vòng 1 trong quá trình cho con bú là cách thoải mái và tốt nhất, không gây vướng víu và bất tiện mỗi lần cho con ti. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm, góp phần làm ảnh hưởng đến sự chảy xệ và kém săn chắc của vòng một.
Mặc áo ngực trong suốt thời gian cho con bú là cách giúp vòng 1 săn chắc và chống chảy xệ hiệu quả. Để bảo vệ vòng một tránh chảy xệ, chị em nên lưu ý không mặc áo quá rộng hoặc quá chật, mang áo đúng kích cỡ. Ngoài ra cũng nên loại bỏ áo ngực có gọng kim loại ra khỏi danh sách mua để tránh làm bầu sữa bí bách, gây tức và ảnh hưởng khi trẻ bú.
7. Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà – Giải cứu những ca ngực lép, xệ cho chị em
Để tránh tiền mất tật mang khi phẫu thuật nâng ngực và không ảnh hưởng đến chức năng tiết sữa của bầu ngực khi nuôi con nhỏ, chị em nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, được cơ quan quản lý Y tế cấp phép.
Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà với chuyên khoa thẩm mỹ là địa chỉ đáng tin cậy để chị em tìm đến cứu lép cho vòng 1 của mình. Tại đây, bệnh nhân được thăm khám kỹ lưỡng, chi tiết trước khi thực hiện thủ thuật xâm lấn.
Đội ngũ bác sĩ giỏi, kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ sẽ giúp chị em có được vòng một ưng ý, phù hợp với cơ thể và giảm tối đa những nguy cơ biến chứng phải sửa chữa nhiều lần.
Nâng ngực có cho con bú được không, giải đáp của các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ đã giúp chị em có được thông tin chính xác nếu đang có ý định sinh con. Học ngay các mẹo chăm sóc vòng 1 tránh chảy xệ khi cho con bú và hãy nhớ lựa chọn Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà để có được vóc dáng mơ ước, bảo vệ an toàn chức năng sản xuất sữa, nuôi con sau này nhé.