Trang chủ Chữa hiếm muộn Nang tuyến Bartholin: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị hiệu quả
Nang tuyến Bartholin: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị hiệu quả
18/12/2023 - cập nhật 14/12/2023
- *
Tác giả: Huyền Hồng Hà
- *
2626 lượt xem
Nang tuyến Bartholin là gì? Bệnh này có nguy hiểm không? Hay làm thế nào để chị em kịp thời phát hiện mình bị nang tuyến Bartholin? Tất cả kiến thức quan trọng đó sẽ được các bác sĩ của Trung tâm Điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà chia sẻ trong bài viết sau
Bệnh nang tuyến Bartholin là gì?
Tuyến Bartholin nằm ngay dưới da ở hai bên âm đạo có kích thước chỉ khoảng 1cm. Tuyến này có chức năng tiết nhầy giúp bôi trơn khi quan hệ tình dục và giữ ẩm cho âm đạo.
Tình trạng tuyến Bartholin bị viêm nhiễm hay còn gọi là nang tuyến Bartholin thường xảy ra ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.
Qua nghiên cứu và thống kê, các bác sĩ của Trung tâm Điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà | Bệnh viện đa khoa Hồng Hà chỉ ra rằng, có khoảng 5% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc chứng nang tuyến Bartholin.
Bệnh lý này sẽ gây ra tình trạng sưng phù một hoặc thậm chí là hai bên âm đạo. Khi nang nhỏ, bệnh có thể tự khỏi. Nhưng nếu chị em vệ sinh vùng kín không đúng cách, khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng, nang ngày càng to thì cần phải đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh gây bất tiện và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày.
Để phòng tránh nang tuyến Bartholin, chị em cần biết đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Phần tiếp theo của bài viết sẽ cung cấp những thông tin vô cùng cần thiết đó cho chị em!
Đâu là nguyên nhân gây nang tuyến Bartholin?
Như chúng tôi chia sẻ trong phần trước, tuyến Bartholin là tuyến sản xuất chất nhầy. Do đó, khi ống dẫn chất nhầy của tuyến này bị tắc nghẽn khiến chất nhầy được sản xuất ra bị tích tụ lại, sẽ gây ra tình trạng tuyến bị sưng phù và tạo thành u nang.
Hay chị em có thể hiểu một cách đơn giản rằng, ống dẫn của tuyến Bartholin bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng nang tuyến Bartholin. Vậy nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến tình trạng tuyến Bartholin bị tắc nghẽn?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn cho tuyến Bartholin, tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do một số vi khuẩn như:
Vi khuẩn Chlamydia
Vi khuẩn lậu
Vi khuẩn đường ruột như E.Coli,…
Đây đều là những vi khuẩn có thể lây qua đường tình dục nếu chị em quan hệ tình dục không an toàn.
Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý thêm rằng: Một khi chị em bị nang tuyến Bartholin do vi khuẩn Chlamydia hoặc vi khuẩn lậu gây ra, thì khả năng cao các chị em cũng có thể mặc thêm một số bệnh lý khác lây truyền qua đường tình dục.
Do đó, việc phát hiện kịp thời các triệu chứng viêm tuyến Bartholin cũng sẽ giúp chị em phòng tránh được một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác. Vậy triệu chứng cụ thể khi bị viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin) là gì? Chị em cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Bị nang tuyến Bartholin thường có triệu chứng gì?
Các chị em thường không có bất cứ triệu chứng rõ ràng nào khi các nang tuyến Bartholin có kích thước còn nhỏ. Nhưng nếu để ý kĩ, chị em sẽ thấy 1 khối nhỏ không gây đau đớn nằm ở ngày ngoài cửa âm đạo.
Khi nang tuyến đã phát triển đến kích thước khoảng 1cm trở lên, thì lúc này, chị em sẽ có cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục. Thậm chí, nó còn gây khó chịu ngay cả khi ngồi.
Triệu chứng nghiêm trọng hơn chị em có thể thấy, đó là tình trạng sưng cứng, hình thành mủ do nang bị nhiễm trùng. Nhiều chị em còn bị sốt, đi lại khó khăn và trở nặng thành áp xe thậm chí là ung thư tuyến Bartholin.
Vì chức năng của tuyến Bartholin là tiết chất nhờn, do đó, khi bị nang tuyến, chất nhờn không thể tiết ra khi quan hệ khiến việc quan hệ bị đau rát, đồng thời làm kích thích bàng quang khiến chị em khi bị nang tuyến Bartholin thường có triệu chứng rối loạn bài tiết.
Với những biểu hiện của nang tuyến Bartholin được các bác sĩ của Trung tâm Điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà chia sẻ ở trên, mong rằng các chị em sớm nhận ra tình trạng bệnh nếu chẳng may mình mắc phải để kịp thời điều trị, tránh tình trạng bệnh trở nặng gây khó khăn khi điều trị và ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt.
Đối tượng nào thường có nguy cơ bị nang tuyến Bartholin?
Tuyến Bartholin là bộ phận mà phụ nữ nào cũng có, do đó, chị em nào cũng có nguy cơ bị nang tuyến Bartholin. Tuy nhiên, như các bác sĩ của Hồng Hà có chia sẻ trước đó, viêm tuyến Bartholin thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản (20 – 29 tuổi).
Hay nói cách khác, chị em trong độ tuổi sinh sản khi bị nang tuyến Bartholin dễ có nguy cơ bệnh trở nặng hơn các lứa tuổi khác. Các trường hợp điều trị nang tuyến Bartholin tại Trung tâm Điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà thường là:
Phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
Phụ nữ đang mang thai
Do đó, chị em thuộc các trường hợp kể cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách để tránh viêm tuyến Bartholin.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị nang tuyến Bartholin
Phương pháp chẩn đoán nang tuyến Bartholin
Để chẩn đoán chính xác, không nhầm lẫn bệnh nang tuyến Bartholin với bất kỳ bệnh phụ khoa nào khác, các bác sĩ của Trung tâm Điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà | Bệnh viện đa khoa Hồng Hà sẽ thực hiện thăm khám và chẩn đoán như sau:
Tìm hiểu triệu chứng và tiền sử bệnh của người bệnh.
Thực hiện xét nghiệm một số chỉ số cần thiết như: xét nghiệm công thức máu, soi cổ tử cung – buồng trứng, xét nghiệm dịch âm đạo,… để đánh giá mức độ tổn thương đồng thời tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Áp xe tuyến Bartholin có thể biến chứng thành ung thư đối với phụ nữ mãn kinh hoặc phụ nữ ngoài 40 tuổi. Do đó, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết để kiểm tra xem có tế bào ung thư hay không.
Điều trị nang tuyến Bartholin như thế nào?
Khi tình trạng nang tuyến còn nhẹ, các nang còn nhỏ, chị em có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của từng chị em.
Nhưng với những trường hợp nang tuyến Bartholin đã trở nặng, sưng to, bị áp xe và có nguy cơ chuyển sang ung thư, thì lúc này, bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp ngoại khoa: rạch nang tuyến Bartholin cho dịch thoát ra ngoài hoặc bóc bỏ hoàn toàn nang tuyến (hiếm khi xảy ra).
Khi chị em cảm thấy mình có dấu hiệu của nang tuyến Bartholin, thì nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt vì khi bệnh trở nặng không những ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, mà còn khiến phương pháp điều trị cũng trở nên phức tạp hơn.
Nhiều chị em không phát hiện ra mình bị nang tuyến Bartholin do những dấu hiệu ban đầu của bệnh lý này không thực sự rõ ràng. Do đó, để phòng tránh nó, cách tốt nhất là vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đặc biệt là quan hệ tình dục an toàn.
Với những thông tin này, chúng tôi mong rằng có thể giúp chị em hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Đồng thời, chúng tôi cũng sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ nếu chị em có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe của bản thân. Hãy liên lạc với chúng tôi theo số hotline – 1900 633 988 để được hỗ trợ kịp thời nhất!