Viêm ống dẫn trứng: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[sapo]Viêm ống dẫn trứng là bệnh phụ khoa nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản phụ nữ. Bệnh để lâu không điều trị sẽ biến chứng thành tắc vòi trứng, vô sinh, mang thai ngoài tử cung,… Vậy nguyên nhân biểu hiện của bệnh là gì và phương pháp điều trị bệnh như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi.[/sapo]
1. Viêm ống dẫn trứng là gì?
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là bộ phận quan trọng đối với cơ thể phụ nữ, nơi tinh trùng và trứng gặp gỡ để thụ tinh.
Khi vòi trứng bị tấn công bởi vi khuẩn, vòi trứng có thể bị sưng lên, nhiễm trùng và các mô tế bào bị phá hoại nếu kéo dài không được chữa trị.
2. Nguyên nhân gây viêm ống dẫn trứng
Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh lý viêm ống dẫn trứng bao gồm vệ sinh không đúng cách, quan hệ không an toàn, biến chứng phẫu thuật, và do bệnh lý gây ra
2.1 Vệ sinh không đúng cách
Việc thụt rửa quá sâu khi vệ sinh âm đạo, vệ sinh không sạch sẽ,… đặc biệt trong thời kỳ hành kinh khiến cho vi khuẩn có cơ hội lan sâu từ ngoài âm đạo vào tử cung và gây viêm vòi trứng.
2.2 Quan hệ không an toàn
Nấm và vi khuẩn dễ xâm nhập sâu vào âm đạo người phụ nữ trong quá trình quan hệ.
Nếu người bạn tình có bệnh truyền nhiễm mà không sử dụng BCS, hay có các hành động làm tổn thương âm đạo thì sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm ống dẫn trứng.
2.4 Biến chứng phẫu thuật
Khi sinh con, nạo phá thai, đặt vòng cũng là cơ hội để vi khuẩn gây viêm vòi trứng phát triển.
Đặc biệt nếu dụng cụ y tế không được làm sạch và vô trùng thì rất nhiều biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật, một trong số đó chính là viêm nhiễm ống dẫn trứng.
2.5 Do bệnh lý gây ra
Phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, cổ tử cung và buồng trứng có nguy cơ viêm ống dẫn trứng rất cao.
3. Biểu hiện viêm ống dẫn trứng
3.1 Biển hiện cấp tính
Biểu hiện sớm nhất của viêm ống dẫn trứng chính là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Lý do là vì vòi trứng bị viêm nhiễm khiến trứng khó di chuyển từ buồng trứng ra cổ tử cung.
Đồng thời, các tế bào cũng bị tác động khiến trứng, buồng trứng hoạt động kém đi. Từ đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn.
Bên cạnh đó, người bị bệnh cũng sẽ có hiện tượng đau bụng kinh trước và trở nặng khi đến ngày hành kinh. Nguyên nhân là do khi viêm ống dẫn trứng đã vùng xương chậu bị ảnh hưởng và gây đau nhức .
Một biểu hiện khác mà chị em dễ nhận biết chính là khí hư nhiều hơn. Màu sắc khí hư không trong suốt như lòng trắng trứng mà ngả vàng và có thể có mùi hôi.
Khí hư ra liên tục gây ngứa ngáy âm đạo. Hơn thế, người bệnh cũng có thể bị chóng mặt, tiểu dắt, buồn nôn và sốt,…
3.2 Triệu chứng mãn tính
Viêm vòi trứng trở nặng có thể gây ra nhiều triệu chứng bệnh mãn tính nhưng dễ nhầm lẫn. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều, ngày càng đau nhức ở vùng bụng và lưng âm ỉ.
Thậm chí sẽ có hiện tượng mất kinh, chậm kinh. Vòi trứng sẽ bị sưng đỏ và ngăn chặn việc gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng. Nếu bệnh càng kéo dài thì nguy cơ tắc vòi trứng càng cao dễ dẫn đến vô sinh.
Phòng ngừa, điều trị viêm ống dẫn trứng hiệu quả
Nhanh tay đăng ký!!!
4. Viêm ống dẫn trứng có nguy hiểm không?
Từ những triệu chứng vừa nêu trên có thể thấy viêm ống dẫn trứng là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Không chỉ gây trở ngại đến sinh hoạt hàng ngày hay quan hệ tình dục mà viêm ống dẫn trứng còn gây ra nhiều biến chứng khác như: đau bụng dưới kinh niên, không thụ thai được và mang thai ngoài tử cung.
Khi thai làm tổ ở thành ống dẫn trứng sẽ phát triển và làm vỡ ống dẫn trứng và đau đớn cho mẹ.
5. Phương pháp điều trị viêm ống dẫn trứng
Ngày nay, có khá nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị triệt để viêm ống dẫn trứng. Trong đó phổ biến nhất là điều trị nội khoa và ngoại khoa.
5.1 Điều trị nội khoa
Sau khi thăm khám, xét nghiệm và siêu âm để xác định tình trạng bệnh thì các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng kháng sinh kết hợp với thuốc chống viêm.
Liều lượng kháng sinh cụ thể sẽ tùy theo cơ địa của mỗi bệnh nhân.
5.2 Điều trị ngoại khoa
Với những ca viêm vòi trứng mãn tính và điều trị nội khoa không có hiệu quả thì các bác sĩ bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ vùng viêm trước khi toàn bộ tử cung và buồng trứng bị ảnh hưởng.
6. Biện pháp phòng ngừa viêm ống dẫn trứng
Phụ nữ hoàn toàn có thể tự phòng ngừa viêm tắc vòi trứng ngay tại nhà với những biện pháp cực kỳ đơn giản như:
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh âm đạo đúng cách. Nên dùng nước sạch và dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm dịu âm đạo, tránh vi khuẩn phát triển.
- Không nên chà xát hay rửa quá sâu vào bên trong âm đạo khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.
- Trong thời kỳ hành kinh hay sau khi thực hiện các thủ thuật nạo thai, phẫu thuật âm đạo,… thì người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa viêm vòi trứng.
- Thay thế sữa tắm, dung dịch vệ sinh nếu gây kích ứng.
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản thường xuyên ở các cơ sở uy tín.
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm ống dẫn trứng và các cách phòng ngừa, điều trị. Hãy liên hệ ngay đến các bệnh viện, phòng khám khi có các triệu chứng mới nhất nhằm chữa bệnh kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe!