Tắc ống dẫn bên phải: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị thành công 70%
Tắc ống dẫn trứng bên phải là bệnh phụ khoa thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến 25 – 30% phụ nữ vô sinh hiếm muộn. Để điều trị bệnh hiệu quả chị em cần đến các bệnh viện chuyên khoa thăm khám kịp thời nhằm phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh và nhận được phương pháp điều trị hiệu quả từ bác sĩ.
1. Như thế nào là tắc ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là trong những bộ phận quan trọng của cơ quan sinh sản ở nữ giới, giữ vai trò kết nối buồng trứng và tử cung. Mỗi tháng vào thời điểm rụng trứng (diễn ra ở khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt), ống dẫn trứng mang một trứng được giải phóng từ buồng trứng đi vào lòng tử cung.
Quá trình thụ thai cũng diễn ra ngay bên trong ống dẫn trứng. Nếu một trứng sau khi được giải phóng từ buồng trứng, đi vào ống dẫn trứng và thụ tinh được với tinh trùng sẽ hình thành hợp tử. Hợp tử phân chia rất nhanh, tiếp tục di chuyển hết ống dẫn trứng vào trong lòng tử cung để làm tổ.
Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó khiến ống dẫn trứng (vòi trứng) bị tắc, tinh trùng không thể gặp trứng để thụ tinh, khả năng mang thai sẽ gặp khó khăn thậm chí còn gây vô sinh.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc ống dẫn trứng ở bên phải
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa, ống dẫn trứng bên phải bị tắc nghẽn do các mô sẹo hoặc dây dính vùng chậu. Những điều đó có thể được gây ra bởi các yếu tố sau:
– Tiền căn bị viêm nhiễm vùng chậu: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục do lậu và chlamydia có thể gây sẹo, dẫn đến viêm vùng chậu.
– Lạc nội mạc tử cung: Mô nội mạc tử cung có thể tích tụ trong ống dẫn trứng rồi bài tiết gây tắc nghẽn. Mô nội mạc ở bên ngoài các cơ quan khác cũng có thể gây ra sự kết dính, gián tiếp làm ống dẫn trứng bị tắc nghẽn.
– Từng có thai ngoài tử cung và việc can thiệp bóc tách túi thai có thể khiến để lại sẹo trong ống dẫn.
– U xơ tử cung: Những khối u xơ có thể chặn ống dẫn trứng, đặc biệt là vị trí chúng bám vào tử cung.
– Từng can thiệp phẫu thuật ở bụng: Từng can thiệp phẫu thuật vùng bụng, đặc biệt là trên ống dẫn trứng, có thể dẫn đến xơ dính vùng chậu làm tắc nghẽn ống dẫn trứng.
3. Tắc ống dẫn trứng ở bên phải có mang thai tự nhiên được không
Trường hợp bị tắc ống dẫn trứng ở bên phải hoàn toàn có thể mang thai tự nhiên nếu bên còn lại thông và buồng trứng hoạt động tốt. Trứng và tinh trùng vẫn có thể thụ tinh ở vòi còn lại và di chuyển về tử cung mà không bị cản trở. Để tăng cơ hội rụng trứng, bác sĩ có thể dùng thuốc hỗ trợ sinh sản trong trường hợp đó.
4. Tắc ống dẫn trứng ở bên phải có làm IUI được không
Bác sĩ sản phụ khoa khẳng định nếu chỉ tắc ống dẫn trứng ở bên phải, bên còn lại vẫn thông bình thường thì có thể áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI để tăng cơ hội mang thai.
Theo đó phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI được tiến hành bằng cách chọn lọc tinh trùng khỏe mạnh của người chồng rồi bơm vào buồng tử cung của người vợ vào thời điểm trứng rụng.
Kết quả, tinh trùng bơi vào ống dẫn trứng và thụ tinh với trứng của người vợ, từ đó tiếp tục thụ thai như bình thường.
5. Cách chẩn đoán tắc ống dẫn trứng ở bên phải
Để xác định chính xác ống dẫn trứng bên phải có bị tắc nghẽn hay không, bác sĩ cần thực hiện một trong hai thủ thuật chẩn đoán sau:
5.1 Chụp lòng tử cung chẩn đoán tắc ống dẫn trứng bên phải
Bác sĩ hướng dẫn người phụ nữ nằm trên bàn với tư thế khám phụ khoa. Một mỏ vịt được sử dụng để mở âm đạo, sau đó bác sĩ đặt ống thông bơm chất cản quang qua cổ tử cung để vào tử cung.
Nếu quan sát thấy thuốc thoát ra cả hai ống dẫn trứng trên phim chụp thì được xem là bình thường. Ngược lại, nếu thuốc không thoát ra ngoài được ở 1 trong hai ống dẫn trứng bên phải hoặc trái thì chứng tỏ chúng đã bị tắc.
Tuy nhiên, dù ống dẫn trứng dù có thông suốt thì cũng không có nghĩa chức năng của chúng bình thường. Lớp niêm mạc bên trong ống dẫn trứng có thể bị tổn thương nghiêm trọng, không đảm bảo được chức năng nhưng khi chụp phim X quang chúng không thể hiện ra.
5.2 Chẩn đoán tắc ống dẫn trứng bên phải bằng phẫu thuật nội soi
Một dụng cụ phẫu thuật nội soi được đưa vào ổ bụng qua một vết rạch nhỏ bên dưới rốn của người phụ nữ. Bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn qua nội soi để xem liệu một hoặc cả hai ống dẫn trứng có thông suốt hay không.
Ngoài ra, thông qua công cụ nội soi, bác sĩ cũng có thể tìm thấy các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc mô sẹo dây dính.
6. Khi nào cần thăm khám bệnh tắc ống dẫn trứng
Bác sĩ sản phụ khoa đưa ra lời khuyên chị em nên thực hiện khám sức khỏe sinh sản định kỳ 2 lần/năm để kiểm soát tình trạng sức khỏe và kịp thời phát hiện các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng dưới đây, chị em cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám:
– Rối loạn kinh nguyệt: Khi ống dẫn trứng bị tắc nghẽn quá trình rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng khiến kinh nguyệt bị rối loạn, khi có, khi không, lúc đến sớm, lúc lại đến muộn…
– Đau bụng dưới: Đây là biểu hiện của hàng loạt các bệnh lý như: Viêm đường tiết niệu, viêm tử cung… trong đó điển hình là tắc ống dẫn trứng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể cảm thấy cứng bụng, đau lưng, thường xuyên buồn tiểu, cơ thể mệt mỏi…
– Khó thụ thai: Nếu chị em đã kết hôn từ 1 năm trở lên, trong thời gian đó vẫn duy trì quan hệ tình dục đều đặn và không sử dụng bất cứ biện pháp phòng tránh thai nào nhưng không có tin vui thì cần chụp X quang tử cung ống dẫn trứng nhằm tầm soát bệnh tắc ống dẫn trứng.
7. Tổng hợp những phương pháp điều trị tắc ống dẫn trứng
Để chữa trị căn bệnh tắc ống dẫn trứng, chị em cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh. Tùy theo kết quả khám bệnh, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị an toàn khi tắc vòi trứng bên phải cho chị em.
7.1 Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa sử dụng thuốc có thể giải quyết được 10% trường hợp tắc ống dẫn trứng ở bên phải. Đây là cách chữa trị đơn giản nhất với người bệnh. Bằng cách sử dụng thuốc kháng viêm, tiêu viêm, diệt vi khuẩn đang làm tổ ở trong ống dẫn trứng, từ đó làm thông ống dẫn trứng. Nhờ vậy, người bệnh được chữa trị thành công và ngăn ngừa nguy cơ vô sinh hiếm muộn do bệnh lý gây nên.
7.2 Thông tắc ống dẫn trứng bằng bơm hơi ống dẫn trứng
Phương pháp được áp dụng với những trường hợp chị em bị tắc ống dẫn trứng nhẹ. Việc sử dụng thuốc bơm trực tiếp vào ống dẫn trứng kết hợp thuốc kháng sinh sẽ chữa được bệnh tắc ống dẫn trứng ở bên phải tại chỗ.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp bơm hơi ống dẫn trứng để thông tắc ống dẫn trứng là gây đau đớn và không chữa trị được tận gốc tình trạng bệnh. Do vậy, bệnh vẫn có khả năng tái phát sau một khoảng thời gian.
7.3 Phẫu thuật nội soi
Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ nội soi chuyên dụng vào trong ống dẫn trứng. Sau đó, tiến hành tách những vị trí ống dẫn trứng bị tắc và dính ra. Đây là phương pháp điều trị tắc ống dẫn trứng phía bên phải an toàn và đạt hiệu quả cao.
7.4 Phẫu thuật cắt nối ống dẫn trứng
Với phương pháp trên phần ống dẫn trứng bị tắc sẽ được cắt bỏ hết. Tiếp đó, bác sĩ nối 2 đầu ống dẫn trứng lại với nhau.
7.5 Phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng
Bước đầu tiên của phương pháp phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng sẽ giống với cắt nối ống dẫn trứng. Tuy nhiên cắt bỏ ống dẫn trứng sẽ không có bước nối lại. Sau điều trị tắc ống dẫn trứng bằng phương pháp đó, người bệnh không thể mang thai tự nhiên nên phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng chỉ phù hợp với những chị em không muốn sinh thêm con.
7.6 Tiểu phẫu nối ống dẫn trứng
Tiểu phẫu nối ống dẫn trứng được áp dụng với trường hợp người bệnh bị tổn thương ở đoạn giữa. Lúc ấy, bác sĩ sẽ buộc phải cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị tổn thương và nối hai đầu ống dẫn trứng lại với nhau. Với phương pháp đó tỷ lệ chị em có thể mang thai tự nhiên đạt đến 80%.
7.7 Chữa tắc ống trứng bằng kỹ thuật dây dẫn cook
Bên cạnh những phương pháp kể trên, chị em có thể lựa chọn kỹ thuật dây dẫn Cook trong chữa trị thông tắc ống dẫn trứng. Phương pháp được tiến hành như sau: Bác sĩ sử dụng công nghệ dây dẫn Cook kết hợp cùng kính hiển vi nội soi tân tiến để đưa chùm tia mềm thông minh DSA trực tiếp và chính xác tới vị trí ống dẫn trứng đang bị tắc nghẽn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thông tắc ống dẫn trứng mà không gây tổn thương tới cơ thể người bệnh.
8. Chị em cần làm gì để phòng tắc ống dẫn trứng
– Áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất là đeo bao cao su trong khi giao hợp.
– Xây dựng lối sống chung thủy quan hệ tình dục một vợ, một chồng.
– Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần quan hệ tình dục và trong chu kỳ kinh nguyệt.
– Khám và điều trị triệt để nếu có dấu hiệu viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng tắc ống dẫn trứng ở bên phải và phương pháp điều trị hiệu quả. Mặc dù tắc ống dẫn trứng ở bên phải vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường tuy nhiên chị em vẫn cần theo dõi tình hình sức khỏe, khám bệnh khi có dấu hiệu bất thường để kịp thời chữa trị, đảm bảo chức năng sinh sản của bản thân.