Độn cằm kiêng ăn bao lâu? Nên kiêng gì – Ăn gì lành vết thương 99%
Độn cằm kiêng ăn bao lâu? Khách hàng nên chú trọng kiêng ăn trong 7 – 10 ngày đầu sau khi thẩm mỹ độn cằm vì vết thương mới chưa kịp phục hồi và vẫn đang ở trạng thái yếu. Từ ngày thứ 7, nếu không xảy ra biến chứng, khách hàng có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin để thúc đẩy tốc độ hồi phục của vết thương và tăng cường sức đề kháng. Sau khoảng 1 tháng, dáng cằm ổn định, vào form, khách hàng có thể quay lại chế độ ăn uống bình thường.
1. Độn cằm kiêng ăn bao lâu để đạt hiệu quả cao
Độn cằm kiêng ăn sau bao lâu? Thời gian trung bình để dáng cằm phục hồi sau khi thẩm mỹ độn cằm là từ 7 – 10 ngày. Ở thời gian đầu, khách hàng nên thực hiện kiêng khem các thực phẩm gây bất lợi đến quá trình phục hồi vết thương cũng như nghiêm túc thực hiện chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hàng ngày.
Trong 3 ngày đầu, khách hàng nên siết chặt việc ăn uống trong mỗi bữa ăn vì đây là thời gian nhạy cảm, dáng cằm chưa ổn định, rất yếu. Theo BS.TS.Kunkel – Một trong những thành viên của Hội đồng phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ cho biết: Thời gian 3 ngày đầu sau khi độn cằm rất quan trọng vì độn cằm sẽ được thực hiện ở niêm mạc trong nên khách hàng khó có thể thu nạp thực phẩm cứng và dai. Còn nếu đường rạch trên da cằm, khách hàng cần chú trọng kiêng khem kỹ lượng trong 2 ngày đầu.
Từ ngày thứ 7 sau khi độn cằm, khách hàng có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin để đẩy nhanh tốc độ hồi phục của vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sau khoảng 1 tháng, dáng cằm ổn định, khách hàng có thể quay lại chế độ ăn uống bình thường.
2. Sau khi độn cằm cần kiêng ăn gì
Sau khi độn cằm, để đảm bảo kết quả thẩm mỹ như mong muốn, dáng cằm đẹp tự nhiên, khách hàng cần kiêng các loại thực phẩm cứng, dai, những thực phẩm dễ gây sẹo xấu, thực phẩm cay nóng có chứa nhiều axit và những thực phẩm ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục vết thương.
2.1 Thực phẩm cứng, dai
Thời gian đầu sau khi độn cằm từ 7 – 10 ngày, khách hàng cần kiêng tuyệt đối thực phẩm cứng, dai vì vùng cằm chưa ổn định, không chịu được những tác động mạnh.
Ngoài ra, khi những thực phẩm cứng và dai sẽ khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều hơn, dễ xảy ra tình trạng lệch dáng cằm, xê dịch sụn. Trong thời gian đầu, khách hàng nên thay thế bằng những thực phẩm mềm, dạng lỏng, hạn chế nhai để đảm bảo kết quả thẩm mỹ như mong muốn.
2.2 Thực phẩm dễ gây sẹo
Một trong những thực phẩm dễ gây sẹo lồi mà khách hàng nên tránh sau khi độn cằm là rau muống. Mặc dù vết mổ nằm trong khoang miệng, không lộ dấu vết thẩm mỹ nhưng nếu xuất hiện sẹo lồi sẽ khiến quá trình ăn uống hàng ngày của khách hàng gặp khó khăn.
2.3 Thực phẩm cay nóng có chứa nhiều axit
Đồ ăn cay nóng chứa nhiều axit sẽ không tốt cho việc phục hồi sau khi độn cằm vì dễ gây tình trạng mưng mủ, nhiệt miệng.
Những thực phẩm chứa nhiều axit không chỉ làm bào mòn thành dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn khiến các biểu mô xung quanh cằm bị xơ cứng, dẫn đến tình trạng lộ dấu vết thẩm mỹ.
Một số loại thực phẩm tiêu biểu cần tránh sau khi độn cằm như:
– Thực phẩm có tính nóng: Ớt, mù tạt, kim chi, hạt tiêu, sa tế, xoài, ổi…
– Đồ ăn có tính axit: Chanh, quả hạch, cam quýt, xoài chua…
– Bia, rượu, nước có gas, thuốc lá…
2.4 Thực phẩm kéo dài việc lành thương
Để đảm bảo dáng cằm vào form ổn định, vết thương trong khoang miệng nhanh lành, khách hàng nên tránh xa những thực phẩm như: Hải sản, đồ nếp, rau muống, trứng gà… Đây là những thực phẩm dễ gây mưng mủ, viêm nhiễm vết thương và kéo dài thời gian bình phục.
Có thể thấy, sau khi độn cằm, nếu khách hàng không kiêng cữ trong chế độ ăn uống thì rất dễ đối mặt với nhiều biến chứng xảy ra như: Viêm nhiễm, hoại tử, lệch lạc chất liệu độn…
3. Nên ăn gì sau khi độn cằm để mau lành vết thương
Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng sau khi độn cằm, khách hàng nên quan tâm đến thực phẩm nên ăn để đảm bảo an toàn và thúc đẩy tốc độ phục hồi của vết thương.
3.1 3 ngày đầu sau độn cằm
3 Ngày đầu tiên sau khi độn cằm là thời điểm nhạy cảm và xuất hiện một số triệu chứng như sưng, đỏ, đau nhức và mức độ nặng hay nhẹ tùy theo từng cơ địa của khách hàng. Vì vậy, việc nên ăn uống gì trong 3 ngày đầu sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ hồi phục nhanh hay chậm của vết thương.
Khách hàng nên ăn một số thực phẩm như:
– Chế biến đồ ăn mềm, dễ nuốt, hạn chế di chuyển cằm nhiều như: Cháo, súp, canh, đồ hầm…
– Uống nước ép, sinh tố ít đường hoặc không đường để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy tốc độ tái tạo vết thương sau khi độn cằm. Khi uống nước ép hoặc sinh tố, khách hàng nên sử dụng ống hút, tránh đè nén lên môi dưới.
3.2 Trong 1-2 tuần tiếp theo
Thông thường, nếu khách hàng kiêng khem cẩn thận, vết thương sẽ lành sau 1 tuần, một số triệu chứng đau nhức, sưng đau cũng giảm hẳn. Tuy nhiên, dáng cằm vẫn chưa thực sự ổn định, vết thương mới lành có thể chảy dịch mủ nếu bị tác động mạnh hoặc ảnh hưởng từ chế độ ăn uống.
Khách hàng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, protein để đẩy nhanh tốc độ phục hồi của vết thương và tăng cường sức đề kháng sau phẫu thuật độn cằm như:
– Các loại rau xanh, trái cây: Trong các loại rau của quả có cung cấp nhiều vitamin và là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Khách hàng có thể bổ sung cho cơ thể tất cả các loại rau củ quả, trừ rau muống.
– Khoai tây, cà chua: Chứa nhiều vitamin B1, B2, cellulose… hỗ trợ chữa lành vết sẹo mổ, đặc biệt là có tính mềm, dễ ăn, rất phù hợp để bổ sung sau khi độn cằm 1 – 2 tuần.
– Các loại thịt: Khách hàng có thể bắt đầu sử dụng thịt gà, thịt bò, cá… để bổ sung đạm và năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, khách hàng nên chế biến mềm, băm nhuyễn, hầm nhừ để tránh nhai nhiều.
– Sữa chua ít đường hoặc không đường, phomai ít béo: Cung cấp cho cơ thể canxi, khoáng chất và protein, giúp xương hàm chắc khỏe, hỗ trợ dáng cằm ổn định.
3.3 Sau 1 tháng độn cằm
Sau 1 tháng độn cằm nếu không xảy ra biến chứng, khách hàng có thể ăn những đồ ăn yêu thích mà không cần kiêng khem nhiều như thời gian đầu.
Theo TS.Kunkel (trường Đại học Y khoa Texas) – Hội đồng phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ cho biết: Sau khi phẫu thuật độn cằm, khách hàng nên biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thì sau 1 tuần, vết mổ sẽ lành lại và sau 1 tháng, cằm lên form chuẩn, phục hồi 90% và không cần kiêng cữ quá khắt khe.
4. Ngoài thức ăn, độn cằm cần kiêng những gì
Ngoài xây dựng menu ăn uống phù hợp, khách hàng nên quan tâm đến chế độ sinh hoạt điều độ, các hoạt động không nên làm sau khi độn cằm như:
– Tránh hoạt động các môn thể thao dễ bị va đập như: Đá bóng, tập tạ, bóng bàn, nhảy dây, điền kinh…
– Không súc miệng mạnh với nước muối đặc, không chải răng thô bạo.
– Bỏ thói quen vuốt má, sờ/vuốt cằm, chống cằm.
– Không nằm nghiêng khi ngủ hoặc úp mặt xuống gối.
– Không hát hò, há to miệng hoặc ho sau khi độn cằm.
– Tránh makeup, sử dụng mỹ phẩm xung quanh vùng cằm.
Để vết thương mau chóng lành lặn và dáng cằm ổn định, khách hàng nên:
– vệ sinh vết thương mỗi ngày bằng nước muối khoáng.
– Chườm đá, chườm ấm (không quá 50 độ C) với tần suất chườm xen kẽ nhau, từ 2 – 3 phút/ lần. Khi chườm lạnh sẽ hạn chế sưng đau, giúp lưu thông mạch máu bị vỡ và chườm ấm làm giảm tụ máu và bầm tím.
– Trong 7 – 10 ngày, khách hàng nên nằm ngủ ở tư thế ngửa, kê cao đầu để bảo vệ vết mổ.
Với những thông tin trong bài chắc hẳn đã giúp khách hàng nắm được độn cằm kiêng ăn sau bao lâu cũng như cần tránh ăn và bổ sung thêm những thực phẩm nào. Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng lên được thực đơn ăn uống phù hợp để đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Sau 1 tháng nếu kiêng khem cẩn thận, khách hàng sẽ sở hữu chiếc cằm đẹp chuẩn V line, tự nhiên và cuốn hút. Ngược lại, nếu khách hàng không chú trọng kiêng cữ sẽ phải chịu nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.