Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Hỏi – đáp: Độn cằm bao lâu thì đánh răng được?

Vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn rất quan trọng đối với mỗi người. Do đó, nhiều khách hàng thắc mắc độn cằm bao lâu thì đánh răng được? Bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo, bạn chỉ nên đánh răng bình thường sau 2 tuần độn cằm. Đồng thời thực hiện chăm sóc đúng cách để cằm nhanh lành thương, đạt được kết quả tối ưu.

1. Thực hiện độn cằm bao lâu thì đánh răng được

Ít nhất 2 tuần sau độn cằm bạn mới có thể đánh răng trở lại. Lý giải cho điều đó, bác sĩ nha khoa thẩm mỹ cho rằng, mặc dù độn cằm là phương pháp làm đẹp khá đơn giản, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe cũng như quá trình sinh hoạt thường ngày của người thực hiện. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp thẩm mỹ can thiệp dao kéo lên cơ thể tại vị trí vùng cằm.

Do đó, những ngày đầu hậu phẫu bạn không nên đánh răng. Bởi vì, nếu không may trong quá trình đánh răng, lông bàn chải va chạm vào vùng cằm sẽ khiến bạn đau nhức và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Chính vì thế, bạn cần kiêng tuyệt đối việc đánh răng trong những ngày đầu, hãy kiên nhẫn đợi đến khi vết thương lành hẳn. Trong thời gian đó, bạn có thể vệ sinh răng bằng sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng.

Độn cằm bao lâu thì đánh răng được? Câu trả lời là sau 2 tuần

Độn cằm bao lâu thì đánh răng được? Câu trả lời là sau 2 tuần

2. Những lưu ý quan trọng cần biết sau khi độn cằm

Nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau độn cằm, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ cũng như sức khỏe của bạn, bác sĩ thẩm mỹ chỉ ra 4 lưu ý quan trọng dưới đây.

2.1 Tránh vận động cường độ cao

Trong thời gian 7 – 10 ngày đầu hậu phẫu, chất liệu độn vẫn chưa thực sự tương thích và nằm đúng vị trí. Vì thế, bạn cần tránh vận động mạnh và tuyệt đối tuân thủ:

– Trong 3 ngày đầu tiên, nghỉ ngơi tại nhà.

– Đi lại nhẹ nhàng, di chuyển với bước nhỏ, tuyệt đối không chạy nhảy

– Luôn giữ thẳng đầu, không ngửa cổ lên trời, không nhìn xuống đất.

– Kiêng kỵ đưa tay sờ nắn, xoa bóp cằm.

– Không mang vác đồ nặng, đảm bảo nghỉ ngơi ít nhất 8 giờ/ngày.

2.2 Hạn chế giao tiếp thời gian đầu sau khi độn cằm

Bạn nên hạn chế tụ tập, trò chuyện trong thời gian đầu. Việc nói liên tục sẽ khiến cơ hàm nhức mỏi và làm cằm lệch đi ít nhiều, từ đó kéo dài thời gian hồi phục.

Thay vì sử dụng lời nói, bạn có thể lựa chọn các cách thức giao tiếp khác như viết tin nhắn, ra hiệu bằng tay. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh há miệng to, nhai thật chậm khi ăn.

2.3 Điều chỉnh tư thế ngủ

– Điều chỉnh từ thể ngủ nằm ngửa hoặc nghiêng sang một bên.

– Tuyệt đối không nằm sấp, không tì cằm vào tay lúc ngủ, không trùm chăn kín đầu.

– Chọn chất liệu chăn gối mềm mại, gọn nhẹ, ưu tiên chăn lông vũ, chăn phao.

– Hãy xếp thật nhiều gối hay thú bông mềm xung quanh khi ngủ để tránh xê dịch.

– Không nên ngủ chung với người khác trong thời gian hậu phẫu.

Nằm ngửa là tư thế tốt nhất cho người sau độn cằm

Nằm ngửa là tư thế tốt nhất cho người sau độn cằm

3. Lợi ích khi tuân thủ chế độ chăm sóc hậu phẫu độn cằm

Khi tuân thủ chế độ chăm sóc hậu phẫu, ngoài việc không phải lo lắng độn cằm bao lâu đánh răng được, bạn cũng được hưởng những lợi ích vô cùng tuyệt vời khác nữa.

3.1 Rút ngắn thời gian bình phục

Đây là lợi ích lớn đầu tiên mà bạn được hưởng khi chăm sóc hậu phẫu đúng cách. Nhờ đó, thời gian bình phục được rút ngắn đáng kể, vết thương mau lành và giảm bớt cảm giác đau đớn.

Nghiên cứu của Đại học Y Yale (Hoa Kỳ) cho thấy: Nếu tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ thì thời gian hồi phục của bạn sẽ nhanh gấp 3,5 lần, tần suất đau giảm xuống còn 1/3 và tỷ lệ thẩm mỹ thành công đạt tới 97%.

Bạn chỉ mất khoảng 7 – 10 ngày để cằm vào form ổn định thay vì 1 tháng khi không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ. Đây là con số lý tưởng giúp bạn không phải nghỉ dưỡng lâu, nhanh chóng quay lại cuộc sống thường nhật.

3.2 Phòng ngừa tối đa được các biến chứng

Lợi ích thứ hai đó là giúp phòng ngừa tối đa các biến chứng có thể xảy đến. Bởi trong những ngày đầu thẩm mỹ, vùng cằm luôn trong trạng thái nhạy cảm. Đặc biệt, vùng da tại đây cũng rất yếu và dễ bị viêm nhiễm. Nếu bạn không chú ý chăm sóc đúng cách rất dễ xuất hiện những biến chứng từ nặng đến nhẹ.

– Biến chứng nhẹ (nguyên nhân thường do ăn uống và vệ sinh): Cằm sẽ sưng đau, tấy đỏ, thậm chí chảy mủ vàng. Đến khi khỏi hẳn, gương mặt bạn có nguy cơ lưu lại vết thâm, sẹo xấu.

– Biến chứng nặng (do chấn thương hoặc va đập): Chất liệu độn sẽ nằm sai vị trí hay bị vỡ ra. Lúc đó, gần như cằm sẽ lệch hẳn sang một bên, biến dạng khuôn mặt, bạn buộc phải đến bệnh viện để chỉnh sửa.

4. Chăm sóc đúng cách sau khi độn cằm nhanh lành

Độn cằm được nhận xét là kỹ thuật giản, mang lại tỷ lệ thành công lớn nhưng quá trình chăm sóc sau độn cằm mới là thách thức, có ý nghĩa quyết định đến kết quả thẩm mỹ cuối cùng. Chính vì thế, bạn cần nằm lòng 5 nguyên tắc chăm sóc hậu phẫu sau đây.

4.1 Chế độ ăn uống hậu phẫu lành mạnh khoa học

Tâm lý chung của hầu hết mọi người sau phẫu thuật đó là phải bổ sung thật nhiều đồ bổ dưỡng. Tuy nhiên, thực tế các chuyên thẩm mỹ, chuyên gia dinh dưỡng lại khuyến cáo đó là suy nghĩ sai lầm, khiến cho cằm lâu khỏi và dễ lưu lại sẹo về sau.

Trong thời gian chăm sóc hậu phẫu, bạn hãy nhớ ăn uống lành mạnh và khoa học với những lưu ý:

– Giảm thiểu chất đạm xuống mức thấp nhất, chỉ dung nạp 50 – 100gr/ngày.

– Loại bỏ tinh bột xấu ra khỏi thực đơn (gạo nếp, khoai tây, bánh mì trắng) sang tinh bột tốt (bánh mì đen, yến mạch, ngô).

– Không sử dụng chất béo chuyển hóa: Đồ chiên rán, đồ ăn nhanh.

– Tăng cường nhiều chất xơ, vitamin từ rau xanh, quả mọng.

– Từ bỏ hoàn toàn thuốc lá, rượu bia trong tối thiểu 1 tháng hậu phẫu.

Ngoài ra bạn nên chọn các thực phẩm mềm, dẻo, dễ nhai, tránh để cơ hàm và cằm phải hoạt động mạnh như: Cháo, súp, món hầm, sinh tố…

Ưu tiên các món ăn mềm như súp, cháo

Ưu tiên các món ăn mềm như súp, cháo

4.2 Sử dụng thuốc chỉ định từ bác sĩ thẩm mỹ

Sau thẩm mỹ độn cằm 1 tuần đầu, bạn khó tránh khỏi tình trạng phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ tại cằm. Vì thế, bạn hãy sử dụng 3 loại thuốc được bác sĩ chỉ định:

– Thuốc giảm đau: Tốt nhất nên chọn loại viên nén thay vì dạng sủi, uống cách nhau khoảng 6 tiếng/lần.

– Thuốc chống viêm: Đảm bảo vết cắt tại cằm không bị nhiễm trùng, chống lại nguy cơ hình thành các ổ viêm, sưng mủ.

– Thuốc giảm sưng: Đây là loại thuốc giúp cằm không bị sưng to, tránh cảm giác nhức nhối.

Bên cạnh những loại thuốc kể trên bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc bôi, thuốc mỡ và uống thêm một số loại vitamin trợ lực. Tuy nhiên, phải đảm bảo tất cả các loại thuốc kể trên đã được bác sĩ kiểm duyệt và đồng ý cho sử dụng.

4.3 Vệ sinh vết mổ đúng cách, cẩn thận

Vết mổ rất dễ nhiễm trùng nếu không được vệ sinh cẩn thận. Do đó, bạn cần làm sạch vị trí đấy ít nhất 3 lần/ngày theo các bước cơ bản:

– Tháo băng gạc nhẹ nhàng, có thể nhờ người thân trợ giúp để thuận tiện nhất.

– Dùng bông tẩy trang hay bông y tế thấm vào dung dịch chuyên dụng rồi lau quanh miệng vết thương.

– Bôi thuốc hay gel theo đơn kê của bác sĩ.

– Dùng băng gạc mới và băng lại vết cắt.

Vệ sinh vết mổ đúng cách, đảm bảo an toàn

Vệ sinh vết mổ đúng cách, đảm bảo an toàn

4.4 Tiến hành chườm lạnh, nóng

Một mẹo hay cho những khách hàng sau thẩm mỹ độn cằm giúp giảm sưng, đau hiệu quả đó là thực hiện chườm nóng, lạnh. Trong 3 ngày đầu hậu phẫu chườm lạnh phù hợp nhất, từ ngày thứ 4 bạn nên chuyển sang chườm ấm.

– Bọc 5 – 6 viên đá lạnh vào khăn xô hoặc vải mềm. Nếu chườm nóng thì đổ 180ml nước nóng vào túi chườm.

– Áp trực tiếp túi đá/chườm lên cằm và giữ nguyên trong 5 phút.

– Tiến hành chườm lần lượt sang các vị trí khác đến khi đá tan hoặc nước hết nóng thì dừng lại.

Chườm lạnh có công dụng cố định cơ và giảm sưng tấy. Còn chườm nóng lại làm tan máu bầm và tránh chất liệu độn bị vón cục. Thực hiện chườm 4 – 5 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4.5 Tái khám đúng lịch hẹn

Điều quan trọng cuối cùng là bạn đừng quên lịch tái khám tại bệnh viện theo đúng hẹn của bác sĩ. Thông thường sau thẩm mỹ độn cằm, khách hàng cần tái khám 3 lần vào tuần thứ nhất, thứ 3 và thứ 6.

Thông qua những lần tái khám, bác sĩ có thể theo dõi được tiến độ hồi phục, phát hiện kịp thời những biến chứng (nếu có) và đưa ra hướng xử lý kịp thời, tránh mọi rủi ro không mong muốn, đảm bảo kết quả duy trì lâu bền.

Ghi nhớ lịch hẹn tái khám với bác sĩ

Ghi nhớ lịch hẹn tái khám với bác sĩ

Trên đây là giải đáp độn cằm bao lâu đánh răng được của chuyên gia thẩm mỹ. Để đảm an toàn, có được kết quả độn cằm tối ưu, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng trong cách chăm sóc và thực hiện nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí