Nâng cung mày kiêng ăn bao lâu? 7 thực phẩm tuyệt đối tránh xa
Đồ nếp, thịt gà, rau muống, thịt gia cầm, hải sản, trứng gà đồ cay nóng, trứng vịt lộn… là những thực phẩm nâng cung mày kiêng ăn. Các thực phẩm trên là nguyên nhân hình thành lên sẹo lồi xấu xí, ảnh hưởng không tốt đến thẩm mỹ và tốc độ hồi phục vết thương. Thay vào đó, khách hàng nên ăn các thực phẩm giàu vitamin c để tăng đề kháng sau nâng cung mày như cam, quýt, bưởi và một số thực phẩm khác.
1. Tầm quan trọng của kiêng ăn sau khi nâng cung mày
Nâng cung mày là kỹ thuật thẩm mỹ giúp trẻ hóa vùng da mắt được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn hiện tại. Bác sĩ thực hiện loại bỏ phần da có dấu hiệu lão hóa, chảy xệ hay nhăn nheo, sau đó cố định lại chân mày. Theo đó nếp nhăn vùng mắt được xóa bỏ, da vùng mắt mịn màng tươi trẻ hơn.
Phương pháp được xếp vào nhóm tiểu phẫu có kỹ thuật thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, nâng cung mày có sự can thiệp của dao kéo nên ít nhiều bị tổn thương tại vùng da dưới mí mắt. Vì vậy, khách hàng cần có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng, cẩn thận. Trong đó, nâng cung mày kiêng ăn bao lâu, nâng cung mày kiêng trứng bao lâu… cần được đặc biệt chú ý.
Việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng khem sau nâng cung mày đóng vai trò quan trọng, giúp quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh chóng, kết quả thẩm mỹ hoàn hảo như ý.
Nếu khách hàng không ăn uống đúng cách, vết thương chân mày rất dễ hình thành sẹo lõm, sẹo lồi và các di chứng khác trên da mặt như mưng mủ, lở lở loét chân mày. Kết quả nâng cung mày có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Sau nâng cung mày kiêng ăn gì đẹp tự nhiên và nhanh lành
2.1. Thực phẩm không nên ăn trước khi thực hiện nâng cung mày
Nhiều người lầm tưởng rằng, chỉ cần chú ý sau nâng chân mày kiêng ăn gì, trong bao lâu. Tuy vậy, theo các chuyên gia thẩm mỹ, việc kiêng khem cần phải thực hiện trước 10 ngày thực hiện phẫu thuật với các thực phẩm sau:
– Ngưng tiêu thụ các đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Các thực phẩm trên khiến lượng mỡ thừa gia tăng, tĩnh mạch thu hẹp làm sai lệch trong quá trình nâng cung mày.
– Không nên ăn các món ăn fastfood, các món chiên rán bằng mỡ động vật. Tốt nhất, chỉ nên ăn các đồ chiên, rán bằng dầu thực vật như dầu oliu, dầu lạc, dầu ăn kiêng…
– Hạn chế tối đa lượng vitamin E dung nạp từ các loại mỹ phẩm. Vitamin E mặc dù có tác dụng thúc đẩy da phát triển mạnh. Nhưng chính điều đó lại ảnh hưởng đến việc định hình chân mày của bác sĩ.
– Tạm dừng các loại thuốc ngủ, thuốc giảm đau có thành phần aspirin. Hợp chất sẽ khiến các mô cơ xơ cứng. Theo đó, các bác sĩ thẩm mỹ khó xác định được đâu là phần da cần loại bỏ.
2.2. Nâng cung mày kiêng ăn gì sau khi thực hiện
Sau khi nâng cung mày, việc kiêng khem lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Khách hàng nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, loại bỏ các thực phẩm sau ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày:
Đồ nếp khiến hình thành sẹo lồi
Không chỉ riêng nâng cung mày, tất cả những ai thực hiện phẫu thuật nên kiêng đồ nếp. Chúng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên sẹo lồi mất thẩm mỹ cho khách hàng. Đồ nếp là món ăn có tính nóng cao. Khi ăn nhiều có thể dẫn đến nóng trong, khiến vùng chân mày lâu hồi phục.
Thịt bò, rau muống, thịt da cầm khiến sắc tố da chuyển màu thâm sạm
– Thịt bò: Mặc dù giàu protein trong thịt bò có tác dụng phát triển mô cơ tốt, nhưng lại làm sậm màu sắc tố da. Việc ăn nhiều thịt bò có thẻ khiến vùng da chân mày sau nâng bị đen hơn gây mất thẩm mỹ.
– Thịt gia cầm: Bao gồm thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, ngỗng cũng cần kiêng khem sau nâng cung mày. Chúng cũng chứa nhiều protein, nhưng dạng protein trên không có tác dụng tốt với quá trình hồi phục vết thương và tái tạo da sau can thiệp phẫu thuật. Đặc biệt, thịt vịt đỏ có thể làm giảm độ đàn hồi của da. Vùng da mới hình thành dễ bị nhăn nheo hơn so với da cũ.
Hải sản không tốt cho quá trình lành vết thương
Hải sản có tính hàn cao nên không tốt cho quá trình đóng vảy vết thương. Đây còn là nhóm thức ăn có khả năng gây dị ứng cao, khiến cơ thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy với những làn da nhạy cảm.
Đồ cay nóng gây ra tình trạng lở loét, sưng mủ
Không chỉ là nguyên nhân chính gây nên mụn, dùng đồ cay nóng sau nâng cung mày còn khiến vết thương mưng mủ, lở loét. Đồ ăn cay cũng khiến quá trình lên da non chậm hơn. Vết cắt tại chân mày đau nhức, khó chịu hơn bình thường.
Trứng vịt lộn tăng độ sâu của vết thương
Ăn trứng vịt lộn có thể khiến vết thương bị sâu hơn, sưng to và tấy đỏ hơn. Thực phẩm còn làm tăng huyết áp, khiến các tĩnh mạch hoạt động quá tải. Theo đó, vết thương phù nề và tạo sẹo lồi cho da.
Đồ uống có cồn, gas tăng khả năng lão hóa da
Các loại đồ uống có cồn, có gà khiến cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Da xuất hiện nhiều vết tàn nhang, nếp nhăn khiến khuôn mặt kém sắc hơn. Đặc biệt, đồ uống có ga như coca, pesip thường chứa lượng đường cao. Khí ga gây ức chế oxy đến da khiến da mới hình thành khó mịn màng và căng mọng như bình thường.
Sau thẩm mỹ nâng cung mày kiêng trứng bao lâu
Trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho cơ thể. Nhưng với những người vừa nâng cung mày, đây lại là thực phẩm không tốt cho quá trình lành vết thương. Nâng cung mày kiêng trứng bao lâu cần được đặc biệt chú ý.
Vậy nâng cung mày kiêng trứng bao lâu? Trả lời thắc mắc trên, các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, nâng cung mày kiêng trứng trong ít nhất từ 1 – 2 tháng hoặc chờ đến khi vết thương ổn định. Nguyên nhân do trứng có thể khiến vùng da non sau khi lành dễ có màu trắng loang lổ giống như lang beng. Bạn cũng nên hạn chế thêm các món ăn được chế biến từ trứng.
Với những trường hợp vết thương nâng cung mày nhanh lành hơn thì bạn có thể rút ngắn thời gian kiêng trứng xuống còn 1 tháng. Việc kiêng trứng sau nâng cung mày đúng thời gian giúp kết quả thẩm mỹ tốt nhất.
2.3 Nâng cung mày kiêng ăn bao lâu
Nâng cung mày kiêng ăn bao lâu? Câu trả lời: Tốt nhất nên kiêng tối thiểu 10 ngày trước khi nâng cung mày và từ 4 – 6 tuần sau khi làm tiểu phẫu. Đây là thời gian trung bình để chân mày hồi phục sau phẫu thuật và đảm bảo kết quả thẩm mỹ hoàn hảo nhất. Trong đó:
– 2 tuần đầu sau nâng cung mày: Khách hàng cần siết chặt chế độ ăn uống. Bởi cung chân mày đang định hình vào form. Da mới đang lên và ở trạng thái rất “non”.
– Từ tuần thứ 3, 4: Khách hàng có thể thả lỏng chế độ ăn uống bằng việc hạn chế một số thực phẩm kể trên.
– Sau 6 tuần: Khi cung mày đã vào form ổn định, khách hàng có thể trở lại chế độ ăn bình thường.
3. Nên ăn gì sau khi thực hiện nâng cung chân mày
Để việc kiêng khem sau nâng cung mày diễn ra thuận lợi, bạn cần nắm rõ các thực phẩm nên ăn dưới đây:
3.1. Thực phẩm làm từ đậu nành
Mặc dù kiêng thịt bò – thực phẩm siêu đạm, nhưng khách hàng vẫn cần bổ sung đạm có lợi thông qua đậu nành, óc chó hay diêm mạch… Nguồn đạm từ thực vật có nguồn gốc vô cơ giúp cải thiện màu da, hỗ trợ quá trình hình thành da non mới. Khách hàng có thể uống sữa đậu nành, các loại sữa hạt khác hoặc tăng cường đậu hũ trong mỗi bữa ăn.
3.2. Trái cây có chứa vitamin c
Tác dụng của vitamin C là giúp sáng da và đều màu da. Đặc biệt, lượng vitamin C trong hoa quả tương đối nhẹ nên không gây lở loét vết thương. Một số trái cây giàu vitamin C tốt cho người nâng cung mày như: cam, chanh, bưởi, dâu tây…
3.3. Rau củ có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất
Bên cạnh hoa quả tươi, rau củ cũng là thực phẩm cung cấp lượng chất xơ và khoáng chất dồi dào, hỗ trợ vết thương mau chóng hồi phục. Bạn có thể bổ sung các loại rau củ như: cải ngọt, súp lơ xanh, giá đỗ, nấm… Đây đều là các thực phẩm thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
3.4. Thực phẩm bổ sung kẽm
Ngũ cốc, yến mạch, vừng… là những thực phẩm giàu kẽm. Việc kiêng khem trong 4 – 6 tuần đầu tiên sau nâng cung mày có thể khiến khách hàng cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ và thiếu năng lượng. Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm, đường, sắt… tự nhiên giúp cơ thể đủ khỏe mạnh, đáp ứng mọi hoạt động diễn ra thường nhật.
Thêm vào đó, trong vừng, lạc còn có hàm lượng lớn protein, đạm và chất béo tốt cho cơ thể. Bạn rất nên bổ sung những loại thực phẩm trên trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày sau nâng cung mày.
3.5. Bổ sung nước cho cơ thể
Sau tiểu phẫu nâng cung mày, nhiều khách hàng cảm thấy da luôn ở trạng thái căng, rát, khó chịu. Đặc biệt, những người da khô sẽ thấy da thiếu ẩm nghiêm trọng. Uống nước nhiều có thể khắc phục hiệu quả tình trạng khó chịu như trên. Đồng thời còn giúp da căng và mịn màng hơn. Các chuyên gia thẩm mỹ khuyến khích, người sau nâng cung mày nên bổ sung ít nhất từ 2.5 – 3 lít nước/ngày để đảm bảo da được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
4. Lưu ý cần nhớ sau khi thực hiện nâng cung chân mày
Ngoài vấn đề về chế độ dinh dưỡng, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề khác như thời gian làm việc, vận động cũng như cách chăm sóc da mỗi ngày. Cụ thể:
4.1. Kiêng trang điểm, tránh sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp
Khu vực chân mày đang bị tổn thương do quá trình phẫu thuật nâng cung mày. Việc trang điểm hoặc sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp có thể khiến vết thương lâu lành, thậm chí nhiễm trùng. Bởi hầu hết các mỹ phẩm đều được bào chế ở dạng bột. Chúng có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Theo đó, vết thương dễ bị mưng mủ và lâu lành.
Cũng uống như chế độ kiêng khem ăn uống, tốt nhất chị em nên kiêng trang điểm từ 4 – 6 tuần sau nâng cung mày hoặc đợi cho đến khi vết thương nâng cung mày hoàn toàn bình phục. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn có thể trang điểm, bôi kem chống nắng nhẹ nhàng tránh vùng phẫu thuật.
4.2. Hạn chế đọc sách, sử dụng đồ công nghệ
Để bảo vệ tốt nhất cho thị giác sau khi nâng cung mày, bạn nên hạn chế đọc sách và làm việc máy tính trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu công việc bắt buộc phải sử dụng các thiết bị điện tử, bạn cần nhỏ mắt 2 tiếng/lần để mắt được nghỉ ngơi hợp lý.
Thêm vào đó, ánh sáng xanh từ máy tính dễ khiến vùng da quanh mắt bị thâm sạm. Để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất, sau nâng cung mày bạn nên hạn chế sử dụng laptop và có chế độ nghỉ ngơi điều độ.
4.3. Tư thế ngủ thẳng người tốt nhất
Việc thoải mái ngủ ở nhiều tư thế khác nhau vô tình khiến chân mày bị tác động. Theo đó, vết thương nâng cung mày chưa hoàn toàn lành có thể bị xước và chảy máu trở lại. Hơn nữ, tư thế ngủ nghiêng 1 bên trong thời gian dài dễ làm phần chân mày mới bị lệch, gây mất cân đối.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, tư thế ngủ tốt nhất sau nâng cung mày là ngủ thẳng người. Tư thế ngủ giúp phần cung mày vừa nâng ít va chạm với xung quanh. Đồng thời hạn chế tối đa các tổn thương không đáng có trong khi ngủ.
4.4. Sử dụng thuốc, kem bôi & tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ
Sau nâng cung mày, khách hàng có thể xuất hiện các triệu chứng điển hình như: hơi đau nhức, sưng đỏ khu vực can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm… để giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn. Điều quan trọng, bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc và quay trở lại bệnh viện tái khám theo lịch hẹn.
Nếu trong quá trình chăm sóc vết thương tại nhà, nhận thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu bất thường, khách hàng cần nhanh chóng đến cơ sở thẩm mỹ để được xử lý đúng và kịp thời.
Tóm lại, nâng cung mày cần kiêng 1 số thực phẩm như thịt gà, thịt bò, đồ nếp, rau muống, và trứng… Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng (cam, quýt, bưởi) cùng các thực phẩm giàu chất xơ và protein và uống nhiều nước… Bên cạnh đó, khách hàng không được dùng tay dụi mắt, không đeo kính áp tròng khi vết thương nâng cung mày chưa hồi phục hoàn toàn.