Thụ tinh nhân tạo sinh đôi nguy hiểm không? những điều mẹ bầu cần lưu ý
Thụ tinh nhân tạo sinh đôi là hiện tượng khá phổ biến ở các chị em sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh nhân tạo. Vậy nguyên nhân nào làm xuất hiện tình trạng song thai khi tiến hành các biện pháp trợ sinh. Chị em mang song thai cần lưu ý những vấn đề nào để con khỏe mạnh chào đời.
1. Thụ tinh nhân tạo sinh đôi theo ý muốn
Thụ tinh nhân tạo sinh đôi theo ý muốn là phương pháp cho trứng là tinh trùng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Bác sĩ sẽ tiền hành chọn tinh trùng khoẻ mạnh cấy vào trứng để tạo phôi thai.
Với cách làm trên bác sĩ sẽ tạo thêm phôi và chuyển nhiều hơn một phôi thai vào cơ thể người mẹ, nhằm mục đích có thể sinh đôi trong một lần mang thai nếu muốn.
Chỉ được áp dụng trong các trường hợp bố mẹ gặp những khó khăn cụ thể, cơ thể đáp ứng được các yêu cầu sức khoẻ cần thiết.
Sinh đôi thường xảy ra ở phụ nữ sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF, với tỉ lệ mang thai đôi cao hơn phương pháp IUI.
2. 8 Vấn đề mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai đôi thụ tinh nhân tạo
Việc thụ tinh nhiều hơn 2 thai đem lại cho mẹ bầu niềm vui nhưng cũng không ít những nỗi lo vô cùng nguy hiểm.
2.1 Thường sinh non, đẻ thiếu tháng
Đa số các trường hợp mang song thai thường không sinh con đủ tháng hoặc đúng với ngày dự sinh. Kích thước lớn của song thai chính là lý do làm mẹ bầu dễ căng tức tử cung, vỡ nước ối và sinh non. Thời gian dự sinh của các mẹ bầu mang thai đơn sẽ rơi vào tuần thứ 39-40. Tuy nhiên, khi mang thai đôi, mẹ bầu thường chuyển dạ vào tuần 36-37.
2.2 Cần sự trợ giúp của dao kéo khi đẻ (đẻ mổ)
Việc chọn đẻ mổ hay đẻ thường phải xem xét đến vấn đề sức khỏe của người mẹ, vị trí hoặc kích thước của thai nhi. Không phải mẹ bầu khi thụ tinh nhân tạo nào cũng nhờ đến biện pháp đẻ mổ. Hầu hết các mẹ mang song thai đều phải nhờ đến dao kéo để sinh con thuận lợi. Mẹ bầu mang song thai có xác suất tử vong hoặc thai chết lưu cao hơn các mẹ bầu bình thường.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bác sĩ thường chỉ định phương pháp đẻ mổ khi chị em chuyển dạ.
2.4 Trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng
Song thai thường khiến mẹ bầu tăng cân một cách đột ngột. Bởi lẽ, trong trường hợp, mẹ bầu không chỉ có 1 em bé hay 1 nhau thai. Bầu thai lúc chứa đến 2 em bé và lượng nhau thai và nước ối khá lớn. Tăng cân được khuyến khích ở các đối tượng sinh đôi. Tuy nhiên, chị em cần duy trì sự gia tăng cân nặng từ 16 – 20,5 kg trong suốt thai kỳ.
Thừa cân lúc mang thai có thể khiến chị em đối mặt với nguy cơ sinh non cao.
2.5 Thường xuyên ốm nghén mệt mỏi
Ốm nghén, mệt mỏi thường xuất hiện ở tuần thứ 5 – 6 thai kỳ. Thai phụ mang song thai thường có cơ thể vô cùng nhạy cảm, sức khỏe yếu. Các triệu chứng như mệt mỏi, nôn ói, chán ăn sẽ xuất hiện rất sớm và nghiệm trọng hơn bình thường. Những đối tượng gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc dạ dày, hiện tượng nôn ói, suy nhược cơ thể sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Các chị em có bệnh lý về tử cung hay buồng trứng cũng có mức độ thai nghén cao. Có trường hợp phải vào viện để nhận được sự chăm sóc và điều trị từ bác sĩ.
2.6 Phù nề nghiêm trọng khi mang thai
Phù nề, ứ đọng nước ở chân tay mẹ bầu mang song thai có thể diễn ra xuyên suốt thai kỳ. Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu cần liên tục chuyển hóa dinh dưỡng để nuôi thai nhi phát triển. Nếu mẹ sinh đôi thì lượng máu và dịch sản xuất ra phải nhiều hơn bình thường đến 50%. Điều làm phù nề chân tay thậm chí toàn thân.
Ngoài ra, khi em bé trong bụng phát triển, cơ thể người mẹ sẽ có cơ chế tái hấp thu chất dinh dưỡng và giữ lại dịch nhiều hơn so với bình thường. Mục đích của việc làm mềm cơ thể để thích nghi với quá trình phồng to của bầu thai. Gần đến ngày dự sinh, tình trạng phù nề chân tay sẽ nặng hơn. tử cung sẽ mở rộng để em bé ra đời, vô tình làm ứ đọng và tạo áp lực lên các mạch máu.
2.7 Nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
Mẹ bầu mang song thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất cao. Loại bệnh chiếm tỷ lệ từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai. Đặc biệt là ở phụ nữ có tiền sử bị hội chứng đa nang buồng trứng, phụ nữ lớn tuổi. Đái tháo đường thai kỳ thường kỳ xảy ra do mẹ bầu dung nạp quá nhiều glucozo. Căn bệnh làm gia tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non, thai lưu.
Những dấu hiệu thường gặp chỉ xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Con sinh ra ở các mẹ mắc tiểu đường thường gặp vấn đề về hô hấp, vàng da, hạ đường huyết bẩm sinh. Nếu được sinh ra thì tỷ lệ tử vong sau sinh thường khá cao.
2.8 Thai đôi dính liên bộ phận
Thai nhi dính liền bộ phận là hiện tượng hai em bé chia sẻ cơ quan hoặc cơ thể cho nhau. không có dấu hiệu cụ thể để mẹ nhận biết cho đến khi tiến hành siêu âm. Song thai dính liền bộ phận xảy ra do quá trình phân tách phôi diễn ra chậm. Trường hợp song thai dính liền bộ phận xuất hiện do quá trình phân tách diễn ra muộn hơn 13 – 15 ngày sau thụ thai.
Một số thai phụ sẽ có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn. Tuy nhiên, biểu hiện lại dễ bị nhầm lẫn với ốm nghén khi mang thai.
3. Những việc cần làm khi mang song thai do thụ tinh nhân tạo
Sau đây là những lưu ý mẹ bầu không được bỏ qua khi mang song thai
3.1 Thực hiện thăm khám định kỳ
Thụ tinh nhân tạo sinh đôi thường để lại biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hiện tượng sảy thai, thai lưu, tiền sản giật chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều ở các đối tượng trên. Để sớm phát hiện những nguy cơ tiềm tàng, chị em nên tuân thủ lịch thăm khám do bác sĩ đưa ra. Đặc biệt, mẹ bầu hãy ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng trong suốt quá trình diễn ra thai kỳ.
Thông qua kết quả siêu âm hoặc xét nghiệm, chị em có thể phòng tránh hoặc xử lý kịp thời các dị tật ở em bé.
3.2 Cân đối nguồn dinh dưỡng trong bữa ăn
Tình trạng sức khỏe ở mẹ bầu quyết định lớn đến tỷ lệ chào đời khỏe mạnh của thai nhi. Để nâng cao sức đề kháng và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho con, chị em cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng có thể nâng cao nguy cơ tiểu đường. Vì vậy, chị em có thể tự tính lượng calo mà mình bổ sung mỗi ngày để cân bằng lượng dinh dưỡng.
Lượng calo trung bình dành cho mẹ sinh đôi dao động từ 2400 – 2500 calo. Các loại thực phẩm tốt cho em bé và phụ nữ thụ tinh nhân tạo sinh đôi như:
– Thực phẩm chứa nhiều protein: thịt, cá, trứng, sữa, bột, các loại hạt,…
– Các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ hoặc trái cây như cam, quýt, táo,… sẽ cải thiện vấn đề về hệ tiêu hóa như táo báo cho mẹ bầu.
– Các loại thịt đỏ, rau quả có màu đỏ giúp bổ sung sắt cho mẹ bầu. Thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu thường cảm thấy suy nhược, thiếu máu. Những loại thực phẩm có màu đỏ không những bổ sung máu mà còn tạo cảm giác ngon miệng cho chị em.
– Nước là thứ không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng của mẹ bầu song thai . Chị em nên uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể có đầy đủ nước. Việc mất nước ở phụ nữ mang đa thai có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai hoặc sinh non.
3.3 Giữ thói quen tập thể dục hàng ngày
Luyện tập thể dục hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe ở phụ nữ mang thai đôi. Mẹ bầu cần dành ra 15 – 30 phút hằng ngày để đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, thiền định,… Quá trình luyện tập sẽ giúp chị em có một cơ thể khỏe mạnh và đủ sức vượt cạn. Thể dục điều đặn sẽ giảm thiểu nguy cơ thừa cân, béo phì, ngăn ngừa trầm cảm sau sinh cho mẹ bầu.
Để con phát triển khỏe mạnh và sớm chào đời, chị em cần xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn cần tìm một bác sĩ chuyên môn cao để có thể giải đáp bất kỳ những thắc mắc khi mang thai đôi. Thụ tinh nhân tạo sinh đôi vừa là niềm vui nhưng cũng mang lại cho người mẹ không ít những phiền toái.