Thai sinh hóa IVF và những rủi ro liên quan đến sức khỏe của mẹ và bé
Thai sinh hóa IVF thường xảy ra với các bà mẹ đã thụ thai thành công nhưng sau đó lại bị sảy thai. Hiện tượng này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng để lại tổn thương sâu sắc đến tinh thần của người mẹ. Vì vậy, khi thực hiện IVF, chị em cần trang bị cho mình kiến thức và tâm lý để ứng phó với các tình huống không mong muốn.
1. Thai sinh hoá IVF là gì
Thai sinh hóa IVF là hiện tượng thai nhi bị sảy trước khi người mẹ phát hiện có thai hoặc đã có dấu hiệu nhưng khi siêu âm lại không thấy túi thai. Tình trạng này thường xảy ra ra do sự thay đổi bất thường ở phôi thai hoặc tử cung của mẹ. Hiện tượng này còn được với cái tên khác là sảy thai sinh hóa IVF.
Hiện tượng thai sinh hóa thường xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Do đó, khi hiện tượng thai sinh hóa sau chuyển phôi xảy ra, nhiều mẹ lầm tưởng kinh nguyệt quay lại hoạt động. Thời điểm này nhiều phụ nữ đã có những triệu chứng mang thai của những bà bầu thông thường.
2. Nguyên nhân xảy ra thai sinh hóa sau IVF
Thai sinh hóa IVF xảy ra do một số biến đổi trong cơ thể mẹ và thai nhi. Sau đây là 3 nguyên nhân thường gặp dẫn đến sảy thai.
2.1 Thay đổi nội tiết tố ở người mẹ
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng sảy thai sinh hóa IVF thường có tỉ lệ thuận với độ tuổi của người mẹ. Độ tuổi càng cao, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ càng dễ bị rối loạn làm suy giảm tuyến giáp, tăng huyết áp,… làm thiếu hụt chất dinh dưỡng cho phôi thai. Phụ nữ mắc bệnh về tim, thận, tử cung, HIV,… dễ bị sảy thai hoặc nếu thai nhi có khả năng sống sót thì tỉ lệ mắc các bệnh di truyền sau sinh thường khá cao.
2.2 Khó đặt vị trí làm tổ trong phôi thai
Tế bào phôi thai sau khi được đưa vào cơ thể người vợ sẽ tiến hành quá trình làm tổ trong tử cung. Lúc này, hoạt động phân chia tế bào sẽ diễn ra giúp phôi thai phát triển lớn hơn và hình thành nhau thai hoặc các mô khác. Tuy nhiên, nếu môi trường bên trong cơ thể người mẹ không tương thích, phôi thai không thể bám lại thành tử cung dễ bị đào thải ra khỏi cơ thể người mẹ.
2.3 Xuất hiện dị tật của trứng sau khi thụ tinh
Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc kích trứng vào cơ thể người vợ. Tế bào trứng đạt tiêu chuẩn nhất sẽ được lấy ra để giao hợp với tinh trùng. Tuy nhiên, một số trứng dù được kiểm tra kỹ lưỡng và không có dấu hiệu bất thường nào nhưng sau khi thụ tinh lại xuất hiện dị tật. Những dị tật này làm tim thai bị rối loạn, suy giảm chức năng của các gen ngăn chặn sự phát triển của phôi thai.
3. Cần làm gì sau khi sảy thai sinh hóa thụ tinh ống nghiệm
Sảy thai sinh hóa IVF thường không có biểu hiện rõ ràng nào cả. Chị em chỉ phát hiện phôi thai bị mất khi thăm khám, kiểm tra và nhận thấy chỉ số Beta HCG bị suy giảm.
Nếu sảy thai sinh hóa xảy ra, chị em hãy bình tĩnh để nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực bởi vì sảy thai sinh hóa IVF thường xảy ra ngẫu nhiên và không lường trước được. Bạn hãy chia sẻ với gia đình/ người thân đồng thời bổ sung dưỡng chất để cơ thể được phục hồi. Ngoài ra, tinh thần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định tỷ lệ thành công khi thực hiện IVF. Vì vậy, bạn hãy luôn giữ cho mình tâm trạng lạc quan và hy vọng vào lần thụ thai tiếp theo.
4. Cách giảm thiểu hiện tượng thai IVF sinh hóa xảy ra
IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp thận trọng của hai vợ chồng từ thời kỳ đầu thụ thai cho đến khi em bé chào đời. Chị em cần lưu ý những điểm sau để bảo vệ cơ thể và giảm thiểu/ ngăn ngừa sảy thai sinh hóa IVF.
4.1 Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách thời kỳ mang thai
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường là thủ phạm ngăn chặn sự phát triển của phôi thai trong tử cung hoặc gây dị tật ở thai nhi. Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín, đúng cách làm giảm thiểu 80% nguy cơ nhiễm các bệnh lý về phụ khoa ở nữ giới. Các mẹ cần lưu ý:
- Mặc đồ thông thoáng, rộng rãi tránh gây bí bách vùng kín để hạn chế sự phát triển của các mầm bệnh viêm nhiễm.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín an toàn, dành riêng cho phụ nữ mang thai.
- Chà rửa vùng kín với lực vừa phải, không thụt rửa vào bên trong âm đạo. Điều này dễ làm xây xác và mất cân bằng pH tại vùng kín – cơ hội lý tưởng để vi khuẩn có hại phát triển.
- Sử dụng khăn mềm để làm khô toàn thân và vùng kín.
4.2 Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Việc bổ sung đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất (bột, đạm, béo, vitamin) ở phụ nữ mang thai ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong bụng. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ sảy thai sinh hóa IVF thường dễ xảy ra, vì vậy, mẹ bầu cần thường xuyên bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu vitamin C, D, canxi,… như rau xanh, sữa, ngũ cốc, thịt, trứng, các loại đậu, ngũ cốc,…
4.3 Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Phụ nữ mang thai IVF cần thường xuyên vận động nhẹ nhàng, không được nằm yên một chỗ để tránh hiện tượng thiếu máu lên não, phù nề, tê bì chân tay,… Tuy nhiên, mẹ bầu không được vận động mạnh, leo cầu thang nhiều lần vì việc này dễ gây ra hiện tượng xuất huyết và sảy thai. Các mẹ nên đảm bảo ngủ đủ giấc và dành thời gian cho các hoạt động như đọc sách, tập yoga, thiền định,.. và tránh lao lực quá sức.
4.4 Lựa chọn cơ sở y tế thực hiện IVF uy tín
Hiện nay, nhiều phòng khám cung cấp dịch vụ thực hiện IVF thiếu uy tín xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều cặp đôi khi tiến hành IVF thường phó thác cho các cơ sở y tế kém chất lượng này. Hậu quả của việc này là mất tiền, mất con thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau của chị em. Các cơ sở uy tín có nhiều năm kinh nghiệm khi thực hiện IVF không những đảm bảo thực hiện an toàn cho sức khỏe người vợ mà đưa ra những tư vấn, liệu trình bài bản, chuyên nghiệp. Ngoài ra, chị em sẽ yên tâm hơn nếu xảy ra những tình huống không mong muốn trong và sau khi mang thai IVF.
Những kiến thức được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mẹ bầu tìm ra phương pháp để phòng ngừa/ ngăn chặn tình trạng sảy thai sinh hóa IVF. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị sẵn sàng để chào đón em bé khỏe mạnh.