Bướu cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Tuyến giáp là một bộ phận quan trọng của cơ thể do tiết ra các chất điều hòa hoạt động và sự tăng trưởng của tế bào các cơ quan cơ thể. Khi tuyến giáp bị rối loạn sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là bệnh bướu cổ. Dấu hiệu của bệnh là gì? Cách điều trị bệnh ra sao. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1.Bệnh lý bướu cổ là như thế nào?
Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ sự phình đại, tăng thể tích bất thường xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp. Đây là bệnh thường gặp ở nước ta. Theo các thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chiếm 4-7% dân số. Có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nhiều nhất ở phụ nữ độ tuổi từ 20-40 tuổi.
2.Dấu hiệu cảnh báo khi mắc bệnh bướu cổ
3.Nguyên nhân gây bướu cổ
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt iod trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ iod là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh và khi bình thường thì tuyến giáp sẽ hấp thu iode từ thực phẩm, từ chất dinh dưỡng. Do đó, khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng iod thì nó sẽ giảm sản sinh hoóc-môn cho nên để bù đắp cho việc sản xuất hoóc-môn, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước làm cho tuyến giáp phình to ra và như thế là tạo thành bướu cổ.
Ngoài ra, do:
4.Biến chứng bệnh bướu cổ
– Bướu cũng ảnh hưởng lớn tới thanh quả và thần kinh
– Các bệnh nhân sẽ bị khàn giọng, đôi khi liệt dây thanh âm.
– Đồng thời việc u ảnh hưởng tới dây X có thể làm tim đập nhanh, tăng huyết áp.
– Gây khó thở do chèn vào khí quản. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể lên cơn ho cấp tính, dễ dẫn tới tử vong.
5.Các phương pháp điều trị bướu cổ
Điều trị nội bằng Thyroxine: Phương pháp này được dùng chủ yếu cho những bệnh nhân bị bướu cổ do thiếu iot, nhân của tuyến giáp nhỏ, không thuộc loại ác tính.
* Điều trị bệnh bướu cổ bằng phương pháp Thyroxine tuy hiệu quả nhưng cũng gây ra những tác dụng phụ nhất định như giảm mật độ xương, gây rung nhĩ.
5.1.Điều trị Iode phóng xạ
Những bệnh nhân có bướu nhân hoạt động, có hoặc không kèm cường giáp thì có thể áp dụng phương pháp điều trị iode phóng xạ.
5.2.Tiêm cồn qua da
Phẫu thuật: Phẫu thuật chỉ được tuyến hành khi kết luận bướu đó là ung thư hay nghi ngờ ung thư tuyến giáp thông qua kết quả tế bào học, kiểm tra lâm sàng. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng khi bướu gây ra hiện tượng chèn ép, mất tính thẩm mỹ, loại bướu nhân nóng cũng có thể cần tiến hành phẫu thuật.
+ Phẫu thuật thường: Biện pháp cũ, đau, để lại sẹo lớn, mất thẩm mỹ
+ Phẫu thuật nội soi: Ít xâm lấn, ít gây đau, sẹo nhỏ, nhanh hồi phục
Hiện nay, phẫu thuật tuyến giáp không còn giới hạn ở kỹ thuật mổ mở truyền thống mà đang được phát triển bởi kỹ thuật mổ nội soi.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà đang áp dụng công nghệ nội soi Plasma xâm lấn tối thiểu hiện đại nhất, với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp điều – trị dứt điểm và mang lại sự tự tin cho người bệnh.
5.3.Chỉ định phẫu thuật
– Bướu giáp có kích thước mỗi thùy qua khám lâm sàng và siêu âm < 5cm.
– Không có cường giáp hoặc nhược giáp trên lâm sàng và cận lâm sàng.
– Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ trước mổ lành tính.
– Chưa phẫu thuật vùng cổ ngực (cùng bên bướu giáp) lần nào.
5.4.Lí do lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà
– Theo các chuyên gia nội tiết, mổ tuyến giáp không đơn giản và cần người có nhiều kinh nghiệm. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp khi không cần thiết, bệnh nhân sẽ phải bổ sung hoóc môn tuyến giáp suốt đời.
– Tuyến phó giáp trạng nằm phía trên tuyến giáp, chỉ nhỏ bằng hạt đỗ, có chức năng dung nạp canxi cho cơ thể. Bác sĩ non tay nghề có thể không để ý đến tuyến này và cắt bỏ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
– Nhiều bệnh nhân đáng lẽ chỉ cần điều trị bằng thuốc nhưng lại được chỉ định hoặc tự ý xin phẫu thuật.gây ra hậu quả và biến chứng suốt đời.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà quy tụ đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong phẫu thuật và điều trị ung, bướu, là địa chỉ an tâm, tin cậy để bạn khám và điều trị đạt kết quả tốt nhất.