Nâng cung mày bị hỏng biểu hiện như nào? Cách khắc phục hiệu quả
Nâng cung mày bị hỏng có các biểu hiện điển hình như sưng nề, tụ huyết, chảy máu hay mưng mủ kéo dài… Phẫu thuật chỉnh sửa là giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng cung mày bị hỏng do nâng. Sau khi phẫu thuật, khách hàng nên uống thuốc kháng sinh 1 tuần để giảm sưng nề và đau đớn theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời chườm đá tích cực trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật kết hợp uống 1ml mật gấu tươi pha với nước ấm để giảm phù nề. Đừng quên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
1. Nâng cung mày bị hỏng có biểu hiện như nào
Nâng cung mày thực chất là 1 tiểu phẫu nhỏ có kỹ thuật đơn giản. Bác sĩ sẽ can thiệp ngay tại viền chân mày để loại bỏ da chùng và mỡ thừa. Cuối cùng sử dụng chỉ khâu thẩm mỹ đóng kín vết thương cẩn thận theo hướng của lông mày nhằm che dấu vết thẩm mỹ.
Sau khi nâng cung mày, khách hàng thường xuất hiện các biểu hiện như sưng nề, tụ huyết nhẹ. Các hiện tượng đó sẽ giảm dần và nhanh chóng biến mất sau khoảng 5 – 10 ngày. Chỉ sau 15 ngày – 1 tháng, đôi mắt trở lên trẻ trung và tự nhiên hơn. Thời gian phục hồi sau nâng cung mày ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào từng cơ địa.
Rất nhiều người nhầm lẫn sưng nề và tụ huyết sau nâng cung mày là hiện tượng của nâng cung mày hỏng. Theo bác sĩ Robert Nguyễn (Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà), nâng cung mày hỏng được xác định là khi các biểu hiện như phù nề, tụ huyết kèm theo chảy máu, mưng mủ kéo dài quá 10 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Sau khi phục hồi chân mày không vào nếp, lộ sẹo thẩm mỹ, 2 bên cung mày không cân đối…cũng là biểu hiện rõ ràng của nâng cung mày hỏng. Ngoài ra, 1 ca nâng mày thất bại thường gặp các biến chứng như:
– Mắt vẫn bị sụp như ban đầu, thậm chí xuất hiện nhiều nếp nhăn trông già nua hơn trước.
– Khu vực quanh mắt và chân mày mất cảm giác, đơ cứng và không thể điều khiển được.
– Mặt bị biến dạng, méo mó mất thẩm mỹ
– 2 bên cung mày bị lệch, không cân xứng với nhau.
– Vết thương nâng cung mày bị nhiễm trùng, thời gian phục hồi lâu.
Nếu thuộc một trong các trường hợp trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được tự xử lý tại nhà, tránh khiến tình trạng trở lên tồi tệ hơn.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến nâng cung mày bị hỏng
Về bản chất, nâng cung mày là tiểu phẫu đơn giản. Tuy nhiên, không ít trường hợp nâng cung mày bị lỗi với các biến chứng từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân do:
2.1. Nâng cung mày bị hỏng do địa chỉ thực hiện
Với các dịch vụ thẩm mỹ liên quan đến dao kéo, chất lượng và uy tín của địa chỉ thực hiện là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng. Do đó, nếu chọn phải đơn vị thẩm mỹ nhỏ lẻ kém chất lượng, không đảm bảo năng lực chuyên môn, hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ thì biến chứng nâng cung mày xảy ra là điều dễ hiểu.
Mặc dù có kỹ thuật thực hiện đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi bác sĩ thẩm mỹ tay nghề cao, chuyên môn giỏi. Bởi trong quá trình nâng cung mày có can thiệp dao kéo. Nếu 1 người học việc, điều dưỡng hay bác sĩ thiếu non tay thực hiện có thể gây xâm lấn sâu, làm đứt gãy cơ nâng mi. Theo đó, khách hàng phải gánh chịu hậu quả như sụp mí hoàn toàn và khó khắc phục lại như ban đầu.
Bên cạnh đó, các yếu tố như phòng phẫu thuật, thiết bị máy móc và quy trình thực hiện không đảm bảo an toàn dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ, ảnh hưởng lớn đến chức năng thị lực của mắt.
Nhiều trường hợp, các nhược điểm của mắt không được loại bỏ triệt để. Kỹ thuật đóng vết mổ không cẩn thận làm mất thẩm mỹ. Khách hàng có thể nhận biết ngay nâng cung mày bị lỗi ngay sau khi thực hiện mà không phải chờ đến khi xuất hiện các dấu hiệu điển hình.
2.2. Nâng cung mày bị hỏng do chế độ chăm sóc hậu phẫu
Không chỉ xuất phát từ các yếu tố bên ngoài, nâng cung mày hỏng còn có thể đến từ chính bản thân khách hàng. Cụ thể, khách hàng không tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc sau phẫu thuật tại nhà. Theo đó, kết quả nâng cung mày hỏng, không đẹp như mong muốn.
Việc nâng cung mày tại một cơ sở uy tín, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi và thành công nhưng khách hàng không chăm sóc đúng vẫn có thể xảy ra các biến chứng hậu phẫu. Điển hình là các thói quen như không vệ sinh khu vực quanh mắt sạch sẽ, không thay băng mỗi ngày, va chạm hoặc sờ nắn vào vùng phẫu thuật quá nhiều.
Tất cả các hành động đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, mưng mủ kéo dài và tạo sẹo xấu xí. Một số khách hàng trang điểm quá sớm do tính chất công việc cũng là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng.
Ngoài ra, trong thời gian vế thương hồi phục, khách hàng không thực hiện kiêng khem các loại thực phẩm nằm trong danh sách cấm như rau muống, hải sản, thịt gà… làm tăng nguy cơ nâng cung mày hỏng. Ngay từ việc không uống thuốc theo đơn kê, tự ý điều trị theo các mẹo chưa được kiểm chứng cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ.
2.3. Cơ địa không phù hợp để nâng
Trên thực tế, những trường hợp cơ địa lồi, cơ địa lõm hoặc mắc các bệnh lý mãn tính được khuyến cáo không nên thực hiện. Nhưng các đơn vị thẩm mỹ kém chất lượng vẫn sẽ tiến hành phẫu thuật để thu lợi nhuận. Chắc chắn, người chịu hậu quả sẽ là bản thân khách hàng.
Khi nâng cung mày tại địa chỉ kém chất lượng, khách hàng sẽ không được thăm khám trước phẫu thuật để đánh giá chỉ số sức khỏe và tình trạng cơ địa. Đây cũng là nguyên nhân khiến kết quả thẩm mỹ không như ý.
3. Làm thế nào để khắc phục nâng chân mày bị hỏng
Khi nâng cung mày hỏng, nhiều khách hàng tìm đến địa chỉ thẩm mỹ an toàn để giải quyết hậu quả. Tính đến thời điểm hiện tại, Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà đã tiếp nhận chỉnh sửa rất nhiều ca nâng cung mày hỏng. Quy trình chỉnh sửa cung mày hỏng tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà được diễn ra theo các bước bài bản sau:
– Bước 1: Khách hàng được trực tiếp nghe tư vấn và thăm khám tình trạng nâng cung mày hỏng tức bác sĩ chuyên môn với hơn 15 năm kinh nghiệm. Từ đó, bác sĩ tư vấn phương án khắc phục hiệu quả và an toàn cho quý khách hàng.
– Bước 2: Kiểm tra sức khỏe để đảm bảo khách hàng đủ điều kiện tham gia phẫu thuật chỉnh sửa.
– Bước 3: Bác sĩ tiến hành đo vẽ và đánh dấu lại các vị trí khuyết điểm và lỗi cần khắc phục trên cung mày.
– Bước 4: Sát khuẩn và vệ sinh khu vực chuẩn bị phẫu thuật
– Bước 5: Khách hàng được gây tê cục bộ để loại bỏ cảm giác khó chịu, đau đớn trong quá trình chỉnh sửa cung mày hỏng.
– Bước 6: Tiến hành chỉnh sửa cung mày hỏng: Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng cùng kỹ thuật chuyên biệt để treo lại chân mày. Nâng cung mày được thực hiện lần 2 sẽ có độ khó hơn rất nhiều. Vì vậy, bác sĩ thực hiện buộc phải là người có tay nghề vững, tỉ mỉ trong từng bước thực hiện mới đem lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
– Bước 7: Sau khi treo lại cung mày, bác sĩ đóng vết mỏ bằng sợi chỉ thẩm mỹ nhằm giấu sẹo thẩm mỹ khéo léo.
– Bước 8: Khách hàng nghe kỹ hướng dẫn chắm sóc vết thương tại nhà và ghi nhớ lịch tái khám.
4. 3 lưu ý giúp hạn chế những biến chứng sau khi nâng cung chân mày
Để hạn chế biến chứng sau nâng cung mày, trước hết khách hàng cần chọn địa chỉ thực hiện uy tín ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:
4.1. Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc bác sĩ
Tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ là nguyên tắc đàu tiên và quan trọng nhất mà khách hàng càn đặc biệt lưu ý. Việc chủ quan, không thực hiện đầy đủ các lưu ý từ bác sĩ dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo vĩnh viễn, rất khó khắc phục.
Bạn có thể tham khảo các hướng dẫn chăm sóc sau nâng cung mày được bác sĩ tại Hồng Hà chia sẻ dưới đây:
– Nằm ngủ ở tư thế thẳng, kê đầu lên gối ở độ cao vừa phải nhằm hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn.
– Chườm lạnh tại quanh vị trí vết mổ bị sưng nhiều. Lưu ý, trong quá trình chườm không để nước dính vào vết mổ bởi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
– 5 – 7 ngày đầu sau nâng cung mày, khách hàng nên kiêng gội đầu, rửa mặt. Thay vào đó chỉ cần vệ sinh nhẹ nhàng.
– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời tránh các thực phẩm thuộc danh sách đại kỵ như đồ nếp, hải sản, rau muống, thịt gà…
4.2. Tái khám chân mày định kỳ
Khách hàng cần lưu ý, việc tái khám định kỳ là bắt buộc với các dịch vụ có can thiệp dao kéo, trong đó có nâng cung mày. Mục đích của buổi tái khám là giúp bác sĩ nắm bắt và kiểm soát được tình trạng phục hồi của vết thương, đảm bảo không xuất hiện bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho khách hàng.
Với các trường hợp có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ dễ dàng nhận biết và có phương án xử lý phù hợp, kịp thời nhằm hạn chế tối đa rủi ro.
Nhiều khách hàng chỉ quan không đi tái khám và bỏ mất thời điểm vàng để chỉnh sửa. Kết quả khiến vết thương ban đầu lan rộng hơn kèm các biến chứng khó lường.
4.3. Bảo vệ chân mày khỏi tác động tiêu cực
– Tránh tác động lực vào cung mày
Trong quá trình hồi phục, chân mày chưa ổn định. Việc va chạm hoặc tác động lực vào cung mày rất nguy hiểm. Vết thương dễ bị tổn thương nặng hơn, thời gian hồi phục kéo dài hơn, thậm chí xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trong thời gian đầu sau nâng cung mày, khách hàng nên tạm dừng chơi các môn thể thao và hạn chế làm việc nặng.
– Tránh trang điểm hoặc dùng mỹ phẩm khi vết thương chưa khô miệng để giữ cho vết mổ không bị nhiễm trùng.
– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bụi bẩn: Tia UV và bị bẩn có ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục của vết thương sau nâng cung mày. Vì vậy, khách hàng nên hạn chế đi ra ngoài trong những ngày đầu tiên. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, khách hàng cần che chắn cẩn thận.
Nâng cung mày là dịch vụ thẩm mỹ có mức độ xâm lấn thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nâng cung mày hỏng do địa chỉ thẩm mỹ kém chất lượng, chăm sóc hậu phẫu không tốt hay do cơ địa không phù hợp. Nâng cung mày hỏng có thể khắc phục được nhờ dịch vụ chỉnh sửa tại các đơn vị thẩm mỹ uy tín với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tay nghề cao, giỏi chuyên môn.