Bà bầu có nên ăn lạc không? 5 lưu ý giúp lạc phát huy tối đa tác dụng
Mặc dù lạc là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn lạc không thì vẫn chưa nhiều người nắm rõ. Vì thế, hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia sản khoa hàng đầu để có câu trả lời chính xác nhất. Đồng thời ghi nhớ những lưu ý khi ăn lạc giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản.
1. Khi mang thai, bà bầu có nên ăn lạc không?
Bà bầu nên ăn lạc trong thời gian mang thai. Bởi lẽ, loại thực phẩm này chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng. Theo thống kê, trong 100g lạc có chứa 567 calo; 7% nước; 4,7 gam đường; 8,5 gam chất xơ; 25,8 gam protein; 16,1 gam carbs; 49,2 gam chất béo lành mạnh. Chất béo chiếm hơn 49% dinh dưỡng trong lạc.
Theo kinh nghiệm từ xa xưa, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều lạc vì sẽ khiến em bé trẻ sau này dễ mắc các bệnh dị ứng với tỷ lệ cao hơn 4 lần so với những em bé khác.
2. Những lợi ích của lạc đối với bà bầu và thai nhi
Lạc mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, cụ thể:
2.1 Cung cấp nhiều chất xơ và vitamin cho mẹ và bé
Lạc chứa rất nhiều chất xơ, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và gia và giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều lạc, trẻ sẽ ít mắc bệnh hen.
2.2 Giảm nguy cơ dị tật cho em bé
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu bổ sung mỗi ngày 400 micrograms axit folic có thể sẽ giảm được đến 70% nguy cơ dị tật khuyết ống thần kinh.
2.3 Lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường
Trong củ lạc có chứa các khoáng chất, mangan có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi carbohydrate và chất béo, sự điều chỉnh lượng đường huyết và hấp thụ canxi. Các nghiên cứu đã chứng minh ăn lạc có thể làm giảm 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là tin vui đối với những người đang mắc bệnh lý này.
2.4 Bổ máu và đảm bảo lưu thông sữa cho mẹ sau sinh
Lạc rất giàu protein và dầu béo, có tác dụng dưỡng huyết, bổ khí huyết, thông sữa với phụ nữ đang cho con bú, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi có chu kỳ mang thai khỏe mạnh.
2.5 Tăng cường hoạt động não và khả năng nhớ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn lạc có khả năng tăng cường sức khỏe của trí não. Lý do là bởi vì trong củ lạc có chứa hàm lượng cao vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Hoạt chất này giúp cho não hoạt động tốt và tăng cường trí nhớ. Với những người thường xuyên phải làm việc trí óc thì cần bổ sung ngay thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày.
3. 5 lưu ý khi ăn lạc giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản
Mặc dù lạc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai nhưng bà bầu có nên ăn lạc không? Bà bầu có thể ăn được nếu ghi nhớ 5 lưu ý này:
3.1 Không sử dụng khi đang bị gút
Lạc được coi là thực phẩm tuyệt vời cho người bị suy nhược cơ thể, tăng cường sức khỏe, giúp da và tóc chắc khỏe hơn… Tuy nhiên, với người bị gút, huyết áp cao, tiểu đường thì tốt nhất không nên ăn lạc.
+ Hàm lượng protein, chất dầu cao trong củ lạc làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh gút, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
+ Với người tiểu đường, lạc chính là “kẻ thù”, chất béo trong củ lạc cũng tương tự với chất béo trong các loại thực phẩm khác, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa
+ Bên cạnh đó, người cao huyết áp ăn nhiều dầu khiến huyết áp tăng, động mạch xơ cứng, nguy hiểm cho sức khỏe.
3.2 Loại bỏ ngay lạc đã mốc và có mùi lạ
Đừng tiếc rẻ những củ lạc đã bị mốc, thối và nghĩ chúng vô hại. Theo VNE, độc tố aflatoxin tồn tại trong củ lạc rất bền vững ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao. Dù rang hay luộc thì chỉ có thể làm chết các bảo tử mốc và làm giảm được phần nào độc tính chứ không loại bỏ được hoàn toàn. Do đó, đừng nghĩ rằng lạc mốc đã rang kỹ hay luộc chín sẽ không gây hại.
Khi ăn phải lạc mốc, người ăn sẽ bị nhiễm độc thần kinh, triệu chứng của bệnh này đó là xuất hiện những cơn cơ giật, rối loạn vận động, liệt, xuất huyết, tổn thương thận, hoại tử và thoái hóa gan.
Ăn thường xuyên cũng gây rối loạn chức năng của gan, dẫn đến xơ gan và ung thư. Đây được xem là chất gây ung thư mạnh nhất lây truyền qua đường miệng. Chỉ cần cơ thể hấp thu phải 2,5 miligam aflatoxin trong 89 ngày thì sau hơn một năm, bệnh ung thư gan đã khởi phát.
Trong hạt lạc, vi nấm Aspergillus phát triển mạnh và sinh độc tố ở điều kiện độ ẩm 85%, nhiệt độ 30 độ C và một hàm lượng nước thích hợp (từ 9% trở lên).
Bởi thế, nếu thấy lạc có hiện tượng bị mốc, bạn cần kiên quyết bỏ ngay, đừng tiếc của. Muốn bảo quản lạc, tránh bị mốc, bạn phải loại bỏ hết những hạt lạc chớm mốc, hạt dập, vỡ, để tránh mốc lây lan sang hạt lành. Sau đó phơi lạc thật khô đến khi hàm lượng nước chỉ còn dưới 7,5% mới có thể yên tâm cất trữ.
Lưu ý: Cất giữ lạc ở nơi khô, mát, giữ cho lớp vỏ lạc được nguyên vẹn. Bạn có thể phơi lạc thật khô và để trong lọ sành, phủ lớp tro bếp sạch, nút kỹ bằng lá chuối khô.
3.3 Hạn chế ăn lạc khi đang bị ho
Với trường hợp bị ho sẽ có nhiều thắc mắc bà bầu có nên ăn lạc không, câu trả lời là không nên. Bởi trong lạc chứa hàm lượng lớn dầu và lớp vỏ bọc bên ngoài dễ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết dịch đờm. Cần loại bỏ lạc ngay khi có triệu chứng ho.
3.4 Nói không với lạc nếu đang điều trị mụn
Theo đông y, lạc có vị ngọt, tính nóng, nếu đang bị mụn mà ăn lạc sẽ gây nóng trong người khiến mụn phát lên nhiều hơn. Nếu đang gặp tình trạng da mụn hay nóng trong người nên loại bỏ ngay củ lạc, tiếp tục dung nạp vào cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng khó thở, khiến cơ thể nóng lên.
Chưa kể hormone androgen tồn tại trong củ lạc làm mụn mọc nhiều bằng cách tăng sản xuất bã nhờn. Do đó, những ai đang bị mụn thì không nên ăn lạc, tránh để mụn có cơ hội mọc lên trên gương mặt xinh đẹp.
Nếu bạn đang thắc mắc bà bầu có nên ăn lạc không thì không nên loại bỏ thực phẩm này trong thai kỳ để tăng cường sức khỏe và cần ghi nhớ lưu ý khi ăn lạc, tránh làm ảnh hưởng đến thai kỳ, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.