5 biến chứng độn cằm sau phẫu thuật và 2 lưu ý phòng tránh hiệu quả
Những biến chứng độn cằm sau phẫu thuật như cằm bị sưng đau, bầm tím, tụ máu, tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng miệng vết thương, ảnh hưởng tới các răng liền kề, để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ và những biến chứng xấu do thuốc gây mê. 2 lưu ý phòng tránh biến chứng độn cằm lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ chất lượng, uy tín và chăm sóc hậu phẫu khoa học, đúng cách
1. Những biến chứng độn cằm sau phẫu thuật
Độn cằm là phương pháp làm đẹp, được bác sĩ sử dụng chất liệu độn cao cấp đưa vào trong niêm mạc miệng để chỉnh sửa dáng cằm ngắn, lẹm, thiếu độ nhô, mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho diện mạo.
Không thể phủ nhận hiệu quả thẩm mỹ mà kỹ thuật độn cằm mang lại tuy nhiên thực tế có rất nhiều ca biến chứng sau độn cằm đã xảy ra khiến khách hàng hoang mang. Cụ thể biến chứng đó là:
1.1 Cằm bị bầm tím, sưng đau, tụ máu
Vùng cằm bị bầm tím, sưng đau là do tụ máu. Đây là hiện tượng bình thường khi có vết thương hở và làm cằm cũng thế. Khi bác sĩ rạch niêm mạc trong miệng và đưa chất liệu độn chất liệu nhân tạo vào thì kim tiêm sẽ làm thủng các mạch máu xung quanh, máu chảy ra, đọng lại và khiến cằm thâm tím.
Nếu bầm tím diễn ra khoảng 3 – 4 ngày và thuyên giảm thì đó là diễn biến bình thường. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu trong niêm mạc, sưng đỏ kèm theo tím tái da cằm trên kéo dài trong khoảng nửa tháng thì bạn nên lưu tâm, vì có thể đó là dấu hiệu nguy hiểm.
1.2 Tổn thương dây thần kinh
Biểu hiện tổn thương dây thần kinh gặp phải sau độn cằm là tê môi và lưỡi, cứng hàm hoặc rối loạn cảm giác quanh vùng hàm. Khách hàng có thể gặp khó khăn khi nhai, mở hàm khiến cho khả năng nói, ăn nhai gặp nhiều khó khăn.
Biến chứng nặng hơn là tổn thương dây thần kinh gần tủy răng, làm cho răng bị tổn thương, gây đau nhức, thậm chí lung lay, rụng răng.
1.3 Biến chứng độn cằm: nhiễm trùng miệng vết thương
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng phổ biến, xảy ra sau độn cằm nhân tạo. Khi quan sát bằng mắt thường có thể phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng như:
– Cằm sưng đau, tím tái, da có màu đỏ thẫm lâu ngày.
– Vết rạch bên trong lợi rỉ máu, sót lợi kéo dài.
– Cục u nổi bên trong và ngoài cằm, có màu trắng của vết mủ.
– Nhức và ngứa vùng cằm liên tục.
1.4 Biến chứng độn cằm: ảnh hưởng các răng liền kề
Vùng can thiệp khi độn cằm nằm ngay gần các chân răng cửa và răng nanh hàm dưới. Do đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các răng liền kề. Một số trường hợp gặp tình trạng hôi miệng, sâu răng, ê buốt răng.
Có nhiều yếu tố dẫn tới biến chứng trên như: Viêm niêm mạc miệng do thức ăn, vi khuẩn tích tụ ở miệng vết thương gây tổn thương men răng, buốt răng do chân răng gặp chấn động nhẹ…
1.5 Để lại sẹo xấu, mất thẩm mỹ
Vùng niêm mạc miệng bên trong hàm dưới được tách ra để đưa chất liệu độn vào. Mục đích là để che đi vết sẹo và làm vùng da ngoài cằm tự nhiên sau độn. Tuy nhiên, nhiều khách hàng không biết kiêng cữ sau phẫu thuật làm cho vùng đấy không những mờ sẹo mà còn lồi lên, đùn lên một cục gây mất thẩm mỹ.
Ngoài ra, bác sĩ rạch miệng quá sâu, không cẩn thận khi khâu vết thương cũng là nguyên nhân khiến cho miệng có sẹo vĩnh viễn.
1.6 Biến chứng xấu do thuốc gây mê phẫu thuật
Trước khi phẫu thuật tạo dáng cằm như tiêm cằm, gọt cằm, độn cằm… để giảm cảm giác đau đớn cho khách hàng, bác sĩ bắt buộc phải sử dụng thuốc gây tê. Tuy nhiên, một số khách hàng không may bị dị ứng với loại thuốc trên. Biểu hiện khi bị dị ứng thuốc là thắt tim, sốc phản vệ, co giật, mất nhịp tim…
2. Các nguyên nhân khiến thẩm mỹ độn cằm để lại biến chứng
Biến chứng sau độn cằm xảy ra do nhiều nguyên nhân, cụ thể:
2.1 Do tay nghề bác sĩ phẫu thuật
Mặc dù độn cằm không phải là ca đại phẫu nhưng có thao tác can thiệp vào cơ thể nên điều quan trọng số 1 là bạn phải tìm được bác sĩ thực hiện có chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn. Lý do, nếu để cho bác sĩ tay nghề non yếu phẫu thuật thì rủi ro gặp phải là rất cao. Bạn phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gánh chịu di chứng mãi mãi.
2.2 Thiết bị y tế không đảm bảo
Thực hiện thẩm mỹ độn cằm tạo các cơ sở thẩm mỹ chui, rởm, không được cấp phép hoạt động với trang thiết bị máy móc, dụng cụ phẫu thuật lạc hậu. Những dụng cụ như dao kéo, bông băng, chỉ khâu… không được khử trùng sạch sẽ là nguyên nhân dẫn đến biến chứng sau thẩm mỹ độn cằm.
2.3 Do chất liệu tiêm hoặc độn cằm kém chất lượng
Mục đích của phương pháp độn cằm là đưa chất liệu độn có kích thước phù hợp vào chóp cằm và cố định ở một vị trí. Các chất liệu độn cằm phổ biến như filler,silicon, sụn softxil,… Nếu lựa chọn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng thì khi đưa vào cơ thể sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm mà chính bác sĩ cũng không thể lường trước được.
Nhiều người sau khi làm cằm đã phải tháo chất liệu độn ra vì nhiễm trùng, mưng mủ, dáng cằm lệch lạc, dị dạng.
2.4 Chăm sóc hậu phẫu sai cách
Bên cạnh những yếu tố kể trên thì việc chăm sóc hậu phẫu không đúng cách ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm mỹ. Vùng cằm dễ xảy ra biến chứng nếu khách hàng mắc phải những sai lầm sau:
– Ăn uống không kiêng cữ ngay sau khi độn cằm.
– Đụng chạm tay hoặc vật nhọn vào chỗ miệng vết thương.
– Đánh răng mạnh, ăn nhiều đồ cay, nóng, lạnh.
– Đè nén, va chạm mạnh vào vùng cằm khi mới phẫu thuật dẫn tới miếng độn dị dạng, dáng cằm xấu đi.
– Để cằm bị nhiễm trùng do vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn tấn công trong quá trình sinh hoạt.
3. Một số lưu ý phòng tránh biến chứng độn cằm có thể gây ra
Biến chứng sau độn cằm gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và thẩm mỹ của bạn. Vì thế, cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây.
3.1 Lựa chọn thẩm mỹ chất lượng, uy tín
Hiện trên thị trường có rất nhiều đơn vị thẩm mỹ đang hoạt động. Để tránh tiền mất, tật mang, chọn được địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bạn có thể dựa vào những tiêu chí đánh giá trên.
– Được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế
Chỉ những nơi hội tụ đầy đủ những yêu cầu về an toàn y tế, cơ sở vật chất, quy trình khám chữa bệnh mới được cấp phép. Vì thế, bạn có thể căn cứ vào cơ sở pháp lý để kiểm định chất lượng và mức độ uy tín của thương hiệu.
– Đề phòng quảng cáo giá rẻ
Nhiều cơ sở thẩm mỹ lợi dụng tâm lý ham rẻ, liên tục tung các chiêu quảng cáo giá rẻ thu hút khách hàng. Nếu không đủ tỉnh táo và kinh nghiệm, bạn rất dễ bị đánh lừa bởi những mánh khóe đó.
3.2 Chăm sóc hậu phẫu độn cằm đúng cách
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
+ Tránh xa đồ ăn, thức uống không tốt như: Đồ chế biến sẵn, đồ cay/ nóng, nước ngọt có gas…
+ Ăn ít chất đạm chứa trong thịt đỏ, trứng, duy trì ở mức 100gr/ngày.
+ Nói không với các món ăn chứa chất béo chuyển hóa như đồ chiên rán, xào.
+ Kiêng đồ nếp, thịt gà, rau muống để hạn chế để lại sẹo hoặc khiến vết mổ mưng mủ.
+ Tránh xa tinh bột xấu như gạo nếp, bánh mì, khoai tây chuyển sang tinh bột có lợi, ít béo: yến mạch, ngô, mì đen.
+ Bổ sung chất xơ từ trái cây tươi và rau xanh.
4. Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà – địa chỉ độn cằm an toàn, uy tín hàng đầu
Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà là cơ sở làm đẹp uy tín cả nước, được đông đảo khách hàng đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ nói chung và độn cằm nói riêng.
Khách hàng lựa chọn độn cằm ở Hồng Hà hoàn toàn yên tâm về kết quả thẩm mỹ và độ an toàn. Toàn bộ quy trình làm đẹp đều được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao, thâm niên dày dặn.
Kỹ thuật độn cằm công nghệ hiện đại, được sự hỗ trợ của thiết bị máy móc tân tiến, được nhập khẩu chính hãng.
Quá trình hậu phẫu, khách hàng được chăm sóc chu đáo, theo dõi hồi phục sát sao. Trước khi ra về, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cằm tại nhà khoa học, an toàn.
Như vậy, có rất nhiều khả năng xảy ra biến chứng độn cằm nếu thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ trái phép, bác sĩ non yếu kinh nghiệm, tay nghề… Vì thế để phòng tránh các biến chứng xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ, khách hàng hãy luôn ghi nhớ những lưu ý đã nêu chi tiết trong bài viết.