Sửa lại mũi đã nâng có đau không – Robert Nguyễn BV Hồng Hà giải đáp
Không ít chị em lo sợ sửa lại mũi đã nâng bị đau và khó chịu. Trên thực tế, sửa lại mũi đã nâng có đau không cần được đánh giá trong từng giai đoạn cụ thể như trước, trong và sau khi phẫu thuật. Cùng lắng nghe BS Robert Nguyễn – Chuyên gia tạo hình thẩm mỹ 15 năm kinh nghiệm giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây!
1. Trường hợp sửa lại mũi đã nâng
1.1. Do biến chứng
Trong thời gian gần đây, Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà đã tiếp nhận rất nhiều ca sửa lại mũi đã nâng với nhiều lý do khác nhau. Trong đó, hầu hết các trường hợp sửa lại mũi đề đến từ nguyên nhân phổ biến sau:
Theo thống kê được thực hiện tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho thấy, cứ 10 khách hàng đến sửa lại mũi đã nâng thì có đến 6 người mũi bị biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân khiến mũi gặp biến chứng là trước đó thực hiện tại cơ sở kém chất lượng, bác sĩ tay nghề yếu kém và sử dụng chất liệu sụn nâng không đảm bảo. Một số khác gặp biến chứng do cách chăm sóc hậu phẫu tại nhà không đúng cách dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí hoại tử.
Các biến chứng nâng mũi thường gặp ở khách hàng bao gồm: mũi bóng đỏ, lộ sóng, mũi bị lệch do sống mũi lệch, sụn vách ngăn lệch, thủng da mũi, hoại tử… Nếu xuất hiện bất kỳ một trong các triệu chứng trên, khách hàng cần được xử lý đúng cách và kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cũng như các hệ lụy nặng nề về sau.
1.2. Muốn thay đổi dáng mũi
Nhiều trường hợp mong muốn sửa lại mũi đã nâng vì dáng mũi hiện tại không phù hợp với khuôn mặt. Mỗi người sẽ sở hữu gương mặt với đường nét khác nhau. Vì vậy, khi nâng mũi, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn dáng mũi hài hòa với ngũ quan bằng phương pháp phù hợp.
Tuy nhiên, nhiều người không may mắn lựa chọn phải cơ sở kém uy tín, bác sĩ không đủ trình độ và kinh nghiệm non kém để tư vấn dáng mũi phù hợp. Kết quả mũi sau nâng không cân đối với tổng thể khuôn mặt trông nặng nề và kém thẩm mỹ.
2. Sửa lại mũi đã nâng đau không, nguy hiểm không?
2.1. Sửa lại mũi đã nâng có đau không, có nguy hiểm không – Chuyên gia giải đáp
BS. Robert Nguyễn (Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà) trả lời, sửa lại mũi đã nâng hoàn toàn không đau bởi khách hàng sẽ được gây tê cục bộ vùng mũi hoặc truyền giảm đau. Đối với các bệnh nhân gặp biến chứng nhiễm trùng hoặc dị ứng sụn sẽ xuất hiện các triệu chứng như tấy đỏ, sưng phồng vùng đầu mũi, đau nhức kéo dài. Cũng giống như lần đầu nâng, việc sửa lại mũi do gặp biến chứng chỉ khiến chị em hơi đau khi được tiêm thuốc tê. Khi thuốc tê phát huy tác dụng, cảm giác đau hoàn toàn biến mất trong suốt quá trình phẫu thuật.
Trong quá trình chỉnh sửa mũi, BS Robert Nguyễn với 15 năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thực hiện đảm bảo mọi thao tác được thực hiện tỉ mỉ và chính xác đến từng milimet, giúp ca phẫu thuật nâng mũi thành công.
2.2. Sửa lại mũi đã nâng có đau không – Review từ khách hàng
Khi được hỏi sửa mũi đã nâng có đau không, khách hàng Đỗ Thùy Trang chia sẻ: “Mũi của mình đã nâng cách đây 6 tháng nhưng bản thân không hài lòng với dáng mũi đạt được. Sau khi tham khảo kỹ lưỡng, mình quyết định chọn Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà để chỉnh sửa lại mũi đã nâng. Mình rất lo lắng vấn đề nâng mũi lần 2 sẽ gây đau đớn và khó chịu.
Nhưng bản thân rất bất ngờ bởi trong suốt quá trình sửa lại mũi rất nhẹ nhàng, hoàn toàn không hề đau đớn như tưởng tượng. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bác sĩ có kê thêm thuốc giảm đau nên mình hoàn toàn yên tâm, không phải lo lắng chịu cảnh đau đớn do đụng chạm dao kéo.”
Không chỉ chị Trang, rất nhiều khách hàng sửa lại mũi nâng tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà đồng quan điểm sửa lại mũi nâng không hề đau đớn như tưởng tượng.
3. Quy trình thực hiện sửa lại mũi đã nâng
Sửa lại mũi sau nâng được đánh giá là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm và tay nghề cao, cùng với đó là quy trình chỉnh sửa bài bản và an toàn. Tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà, quy trình sửa lại mũi đã nâng được tiến hành như sau:
– Bước 1: Bác sĩ thực hiện thăm khám tình trạng mũi hiện tại và đưa ra cách xử lý phù hợp.
– Bước 2: Khách hàng được kiểm tra sức khỏe tổng quát thông qua các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, đo huyết áp, nhịp tim… để đảm bảo cơ thể đủ điều kiện tham gia phẫu thuật.
– Bước 3: BS Robert Nguyễn tiến hành đo vẽ, phác thảo dáng mũi mới hài hòa với tổng thể khuôn mặt.
– Bước 4: Sát khuẩn và thực hiện gây tê hoặc gây mê giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, không đau đớn trong suốt quá trình chỉnh sửa.
– Bước 5: Thực hiện chỉnh sửa mũi hỏng, mũi biến chứng do lần nâng trước bao gồm: tháo sụn cũ, xử lý biến chứng (nếu có), tạo hình lại dáng mũi mới theo phác đồ đã đo vẽ. Kết thúc quá trình, bác sĩ sử dụng chỉ thẩm mỹ để đóng kín vết mổ.
– Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu sau nâng: Bệnh nhân được đưa về phòng hậu phẫu theo dõi sức khỏe và hướng dẫn cách chăm sóc mũi đúng cách tại nhà.
– Bước 7: Khách hàng tái khám để cắt chỉ và theo dõi sự phục hồi của vết thương theo lịch hẹn của bác sĩ.
Sau khi chỉnh sửa, mũi sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy trong 3 – 5 ngày, mức độ sưng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khách hàng được kê thuốc kháng sinh và giảm đau để phòng ngừa viêm nhiễm và giảm sưng đau trong những ngày này.
Sau 7 – 8 ngày, khách hàng quay lại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà để cắt chỉ và kiểm tra vết thương.
4. Bảng giá sửa mũi đã nâng tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà
Giá sửa lại mũi đã nâng tại các cơ sở thẩm mỹ trên thị trường thường cao hơn so với nâng mũi lần đầu. Tuy nhiên, tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà, giá sửa lại mũi sau nâng rất hợp lý, dao động từ 4,5 triệu – 94 triệu. Tùy thuộc vào tình trạng mũi cụ thể của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khắc phục vụ hợp với chi phí tiết kiệm nhất.
Chi phí sửa lại mũi đã nâng tiết kiệm nhất
Nhanh tay đăng ký!!!
5. Lưu ý khi sửa lại mũi đã nâng
Nhiều khách hàng kém may mắn khi thực hiện nâng mũi tại các cơ sở kém chất lượng và ngậm ngùi nhận về chiếc mũi bị lệch, tụt, đầu mũi bóng đỏ, nhiễm trùng. Bởi vậy, ngoài vấn đề sửa lại mũi có đau không, quý khách hàng cần lưu ý các vấn đề quan trọng dưới đây:
– Gặp trực tiếp bác sĩ chuyên môn để biết chính xác tình trạng mũi hiện tại đang gặp phải như bóng đỏ đầu mũi, sưng tấy, nhiễm trùng, lộ sóng hay tụt sụn… Từ đó mới có thể quyết định phương án khắc phục phù hợp nhất.
Tuy nhiên, khách hàng cần lựa chọn kỹ lưỡng bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh sửa mũi cho mình. Bởi sửa mũi đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao để thăm khám, đánh giá và cho lời khuyên phù hợp.
– Sau khi xác định rõ tình trạng của bản thân, bước tiếp theo cần chọn địa chỉ uy tín để chỉnh sửa mũi hỏng. Thống kê cho thấy, 80% trường hợp mũi hỏng do việc lựa chọn đơn vị thẩm mỹ không uy tín, bác sĩ thực hiện tay nghề yếu kém.
– Thời gian sửa mũi tốt nhất: Nếu sau khi nâng mũi bị hỏng hoặc không vừa ý, chị em không nên vội vàng đi sửa lại ngay. Bởi mũi vừa trải qua quá trình phẫu thuật và chịu tổn thương chưa thể bình phục. Tốt nhất nên chờ đến tháng thứ 5 sau khi phẫu thuật để mũi ổn định, vết thương lành hẳn mới nên đi sửa lại.
– Lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp: Mũi sửa lại rất dễ bị tổn thương và xảy ra biến chứng. Vì vậy, chị em cần chọn phương pháp nâng mũi cũng như sụn nâng an toàn và phù hợp. Chỉnh hình mũi phức tạp chính là giải pháp hoàn hảo nhất, có thể giải quyết được mọi khuyết điểm của mũi.
– Cách chăm sóc sau nâng mũi: Chăm sóc sau nâng có ảnh hưởng lớn đến kết quả cũng như sửa lại mũi có đau không. Mũi sửa lại thường bị tổn thương nhiều hơn nên thời gian lành vết thương cũng lâu hơn. Chị em cần chú ý đến chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, sinh hoạt và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Thường xuyên tái khám định kỳ theo lịch để kiểm soát tốc độ hồi phục và phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Sửa lại mũi đã nâng là một kỹ thuật khó. Chị em cần cân nhắc lựa chọn bác sĩ phẫu thuật sửa mũi cẩn thận. Bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và chuyên sâu về nâng mũi sẽ thực hiện rất khéo léo. Trước khi tiến hành chỉnh sửa mũi, chị em được gây tê vùng mũi giúp quá trình sửa lại mũi hoàn toàn không đau đớn.