Nâng ngực bao nhiêu ngày thì hết đau? 5 cách giảm sưng đau nhanh nhất
Thời điểm sau phẫu thuật, người bệnh thường cảm thấy đau đớn và khó chịu trong vài ngày đầu tiên do thuốc tê hết tác dụng. Vậy nâng ngực bao nhiêu ngày thì hết đau? Có cách nào giảm sưng đau nhanh chóng và an toàn không?
1. Nâng ngực bao nhiêu ngày hết sưng đau – Giải đáp chuyên sâu
1.1. Nâng ngực bao nhiêu ngày thì hết đau
Các cơn đau sau nâng ngực sẽ thuyên giảm sau 3 – 4 ngày phẫu thuật và hết hoàn toàn sau 5 – 6 tuần. Mức độ và thời gian đau sau nâng ngực ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Nguyên nhân xuất phát từ cơ địa và kỹ thuật nâng ngực thực hiện.
– Vài giờ sau phẫu thuật ngực: Các cơn đau và khó chịu sau nâng ngực xuất hiện ngay khi thuốc gây tê cục bộ khi phẫu thuật hết tác dụng. Tình trạng này sẽ diễn ra trong vài ngày sau nâng ngực.
– Sau 3 – 5 ngày: Các cơn đau bắt đầu thuyên giảm, nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy hơi đau tại khu vực vết mổ và vùng ngực. Lúc này, cơ thể điều chỉnh để thích nghi dần với túi ngực. Cơ thể bước vào giai đoạn bình phục.
– Sau 2 – 3 tuần: Cơn đau nhức dần biến mất
– Khoảng 3 – 4 tuần sau nâng ngực: Các mô mỡ phát triển mạnh mẽ, ôm lấy túi độn để ổn định bầu ngực. Ngực đang trong quá trình hồi phục nên chị em có thể thực hiện massage nhẹ nhàng, đúng cách mỗi ngày để giúp ngực mềm mại và tự nhiên hơn. Tuy nhiên, chỉ massage khi được bác sĩ thẩm mỹ cho phép và hướng dẫn cụ thể. Bởi nếu tự ý massage trong khi ngực chưa phục hồi hoàn toàn có thể gây tổn thương ngực, làm chậm quá trình hồi phục.
– Sau 1 tháng: hầu hết các cơn đau biến mất hoàn toàn.
– Sau 2 tháng trở đi: Vòng 1 hết căng cứng, mềm mại và có độ cong tự nhiên như ngực thật.
1.2. Nâng ngực bao nhiêu ngày thì hết đau sưng
Hiện tượng sưng nề sau nâng ngực sẽ biến mất hoàn toàn sau 6 tuần phẫu thuật. Khi hết sưng nề, ngực sẽ nhỏ hơn so với hiện tại. Ngực sưng nề sau nâng ngực là hiện tượng rất bình thường và rất phổ biến sau phẫu thuật.
– Vào ngày thứ 3 – 5: Tình trạng sưng nề sẽ đạt đỉnh điểm
– Đến tuần thứ 2 – 3: Tình trạng sưng bắt đầu hầu hết thuyên giảm, ngực bắt đầu ổn định về hình dáng. Túi độn ngực bắt đầu tụt xuống thấp hơn, mô vú mở rộng. Ngực trông tròn trịa và tự nhiên hơn.
– Sau 6 – 8 tuần sau mổ: Một số mô vú sưng nề vẫn có thể xuất hiện.
Các bác sĩ thẩm mỹ khuyên rằng, người bệnh cần chờ khoảng 3 – 4 tuần trước khi mua áo lót mới để vừa vặn với size ngực. Thời điểm ngực sưng nề rất khó để xác định size và hình dáng ngực chuẩn sẽ thế nào.
2. Phương pháp giảm đau và sưng nề sau nâng ngực hiệu quả nhất
Sưng đau gây nên nhiều khó chịu của người bệnh sau khi nâng ngực. Để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, các bác sĩ thẩm mỹ đưa ra một số mẹo giúp giảm sưng và đau đơn giản và cho hiệu quả nhanh dưới đây:
2.1. Chườm lạnh và chườm ấm giảm đau hiệu quả
Trong vòng 24 giờ đầu sau nâng ngực, người bệnh nên chườm đá liên tục để giảm sưng đau hiệu quả. Hãy cho đá vào một khăn vải mềm sau đó chườm lên vùng ngực sưng bầm. Tuyệt đối không đặt trực tiếp đá lạnh lên ngực. Đá chảy nước có thể làm ướt vết thương, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Sau 48 giờ, người bệnh có thể chườm ấm để thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn. Hãy dùng túi nước nóng, túi sưởi hoặc 1 quả trứng gà nóng bọc bằng khăn mềm và chườm xung quanh vị trí sưng đau.
2.2. Tuân thủ uống thuốc theo đơn của bác sĩ thẩm mỹ
Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau và kháng sinh cho người bệnh sau phẫu thuật. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần uống thuốc đúng giờ và đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ trong vòng 24 – 48 giờ đầu tiên. Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng kháng sinh hoặc giảm đau khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ.
2.3. Hạn chế vận động mạnh
Sau phẫu thuật, các vận động mạnh tác động đến vùng cơ ngực khiến các cơn đau tăng nặng và sưng bầm lâu hơn. Tốt nhất, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong 3 ngày đầu tiên. Trong những ngày tiếp theo, bệnh nhân có thể di chuyển nhẹ nhàng để máu dễ dàng lưu thông.
2.4. Cần tránh xa các thực phẩm gây sưng đau vết mổ
Cần tránh xa các thực phẩm làm tăng nguy cơ sưng viêm vết mổ như đồ nếp, thực phẩm chứa nhiều protein (thịt bò, hải sản, thịt gà, trứng), rau muống… Nhiều trường hợp sử dụng xuất hiện tình trạng viêm loét vết mổ, khiến vết mổ lâu lành hơn.
Rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác… cũng cần tránh xa bởi chúng ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương sau nâng ngực.
Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
2.5. Giữ tinh thần lạc quan là điều cần thiết sau bơm ngực
Đa phần cảm giác đau đến từ tâm lý sợ đau và nghĩ nâng ngực gây đau của chị em phụ nữ. Vì vậy, cách giảm đau tốt nhất sau nâng ngực là giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Trong khoảng 1 – 3 tháng sau nâng ngực, vòng 1 có thể không đạt được hình dáng hoàn thiện. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên cảm thấy lúng túng, suy nghĩ tiêu cực về kết quả của ca phẫu thuật. Lúc này, hãy tìm đến bác sĩ thẩm mỹ để nghe tư vấn và giải đáp các thắc mắc để cảm thấy yên tâm và lạc quan hơn.
Tình trạng vòng 1 bị đau, sưng nề và bầm tím sau nâng ngực hoàn toàn bình thường. Thông thường, hiện tượng sưng đau do nâng ngực sẽ hết hoàn toàn sau 5 – 6 tuần. Mức độ sưng đau và thời gian diễn ra còn phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người. Để rút ngắn tối đa thời gian bình phục, giúp ngực bớt đau và phòng ngừa biến chứng, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ uy tín để thẩm mỹ ngực.