Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Chụp tử cung vòi trứng: Quy trình chuẩn đoán và điều trị các vấn đề phụ khoa

[sapo]Chụp tử cung vòi trứng X – quang HSG là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều người mơ hồ về cách chụp HSG này. Hãy cùng theo dõi những giải đáp từ bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này![/sapo]

1. Chụp tử cung vòi trứng HSG là gì?

Chụp tử cung vòi trứng HSG là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông qua tia X và chất cản quang. Được sử dụng chủ yếu trong chẩn đoán điều trị vô sinh hiếm muộn

Chụp tử cung vòi trứng đặc biệt so với các xét nghiệm chẩn đoán khác ở chỗ, chất cản quang sẽ được bơm vào tử cung đến vòi trứng.

Nhờ tia X quang chụp kiểm tra đường đi của chất cản quang này, xem khu vực ống dẫn trứng có tắc nghẽn, tử cung có vấn đề bất thường nào hay không.

chụp tử cung vòi trứng

Đa số các trường hợp được chỉ định chụp HSG để kiểm tra chủ yếu ở nữ giới khó mang thai, sảy thai thường xuyên, kiểm tra vòng tránh thai, triệt sản,… 

Đây là phương pháp xét nghiệm kiểm tra hình ảnh chính ở khu vực tử cung vòi trứng. Đặc biệt lưu ý, các đối tượng sau đây không nên chụp tử cung vòi trứng: 

  • Nữ giới nghi ngờ mang thai, nhiễm trùng vùng chậu. 
  • Dị ứng chất cản quang, 
  • Mắc các bệnh viêm nhiễm lây lan qua đường tình dục.

Kỹ thuật chụp tử cung vòi trứng tiên tiến

Nhanh tay đăng ký!!!

2. Mục đích việc khảo sát chụp tử cung vòi trứng HSG

Mục đích của việc thực hiện khảo sát tử cung vòi trứng HSG là kiểm tra nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới, nếu các phương pháp xét nghiệm khác đều cho kết quả bình thường. 

Việc khảo sát này giúp phát hiện và đánh giá tình trạng tắc vòi trứng có đang diễn ra hay không.

chụp tử cung vòi trứng khi nào

Đồng thời kiểm tra lại các vấn đề tổn thương mô do trước đó, có thể tiềm ẩn nguy cơ u xơ tử cung, u nang, lạc nội mạc tử cung,… 

Những yếu tố này đều có thể tác động dẫn đến khó thụ thai, dễ sảy thai, ảnh hưởng khả năng sinh sản người bệnh.

Có thể hiểu chụp tử cung vòi trứng giúp kiểm tra và phát hiện các vấn đề xảy ra hiện tại ở tử cung vòi trứng, có ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, hay nuôi dưỡng thai ở nữ giới hay không. 

3. Các bước chụp tử cung vòi trứng HSG như thế nào?

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, hạn chế các vấn đề khó xử lý hơn phát sinh sau khi chụp HSG. Các bác sĩ sẽ tư vấn thời gian chụp hợp lý ( là ở nửa đầu kỳ kinh nguyệt (3 – 5 ngày sau sạch kinh).

Quy trình thực hiện chụp tử cung vòi trứng HSG khá nghiêm ngặt, đòi hỏi năng lực chuyên môn cao của bác sĩ, kỹ thuật viên chụp HSG và tâm lý của người bệnh. 

– Cách bước chụp tử cung vòi trứng gồm:

  • Chụp HSG sẽ bắt đầu với một thiết bị chuyên dụng là mỏ vịt, giúp mở rộng đường âm đạo tiến vào cổ tử cung và vệ sinh diệt khuẩn khu vực này.
  • Để hạn chế sự co rút tử cung và cảm giác đau

chụp x quang tử cung vòi trứng

  • Sau khi tất cả đã sẵn sàng, chất cản quang sẽ được bơm vào tử cung, vòi trứng bằng dụng cụ chuyên khoa.
  • Lúc này sự di chuyển của chất cản quang sẽ được thể hiện trên màn hình X quang, tiến hành chụp hình lại để quan sát.
  • Sau khi đã lưu lại hình chụp HSG, các thiết bị chuyên dụng sẽ được đưa ra khỏi tử cung

Tổng thời gian chụp HSG trong khoảng từ 30 đến 45 phút, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau nhói ở bụng dưới. 

Để quá trình này diễn ra dễ dàng hơn, các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên HSG thường khuyên người bệnh thả lỏng không nên căng thẳng trong khi chụp.

Tuy rằng chụp X quang tử cung vòi trứng là một kỹ thuật khá an toàn, trên thực tế đây vẫn là một xét nghiệm có tính xâm lấn. Vì thế vẫn có một số vấn đề xảy ra sau khi thực hiện.

4. Vấn đề có thể gặp sau chụp tử cung vòi trứng

Các vấn đề có thể gặp sau chụp tử cung vòi trứng liên quan đến các tác động xâm lấn trong quá trình chụp, hoặc từ các thiết bị chuyên dụng, chất cản quang đến thao tác của người thực hiện.

Một số vấn đề người chụp tử cung vòi trứng có thể gặp phải:

4.1 Nhiễm trùng vùng chậu

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, người bệnh có thể nhiễm trùng vùng chậu. Tình trạng này khá nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời. 

chụp x quang tử cung vòi trứng

Khi nhiễm trùng người bệnh sẽ cảm giác đau đớn ở vùng bụng dưới, vùng chậu, sốt, buồn nôn,…

4.2 Nhiễm xạ tia X

Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm xạ tia S sau chụp tử cung vòi trứng khá thấp, phóng xạ chỉ 1 rad (10mGy) vẫn an toàn với phụ nữ độ tuổi sinh sản. 

Tuy nhiên, sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, vì thế nghi ngờ có thai nên báo bác sĩ, tuyệt đối không chụp HSG.

4.4 Chảy máu âm đạo

Trường hợp này khá phổ biến, thông thường sau chụp sẽ có hiện tượng chảy máu âm đạo 1 đến 2 ngày. 

Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu âm đạo này kéo dài hơn, cần liên hệ ngay bác sĩ để kiểm tra và can thiệp kịp thời.

chụp tử cung vòi trứng bị ra máu

4.5 Dị ứng

Phản ứng của cơ thể đối với mỗi người là khác nhau, đặc biệt liên quan đến dị ứng. Nếu người bệnh có dị ứng với thành phần của chất cản quang, cần thông tin cho bác sĩ. 

Tùy từng trường hợp, sẽ thay thuốc nhuộm (chất cản quang) khác an toàn hơn, hoặc không tiến hành chụp HSG.

Dị ứng sẽ gây nên nhiều sự khó chịu sau khi chụp cho người bệnh như ngứa, nổi mề đay,… nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tai biến.

Để đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu các vấn đề có thể xảy ra sau khi chụp HSG tử cung vòi trứng. Người bệnh cần lưu ý các yêu cầu liên quan trước, sau khi chụp X quang HSG.

5. Những lưu ý trước và sau chụp tử cung vòi trứng HSG.

Để quá trình chụp tử cung vòi trứng an toàn hơn, trong suốt quá trình trước và sau khi chụp người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trước khi chụp cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin, tiền sử bệnh của mình.  Có mắc các bệnh lây qua đường tình dục không, nghi ngờ mang thai, dị ứng với thành phần chất cản quang hay không,…
  • Thời điểm chụp  là ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt sau khi sạch kinh. Cần kiêng quan hệ tình dục trước khi chụp HSG.

lưu ý khi chụp hsg

  • Một số trường hợp bác sĩ sẽ tiêm kháng sinh trước vài ngày chụp HSG, phòng ngừa viêm, nhiễm trùng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, trước, trong và sau khi chụp, tránh lo âu, stress. Nhằm giảm các tác động tinh thần ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cơ thể, lo âu quá nhiều dễ gây co thắt tử cung.
  • Sau khi chụp HSG cần quan sát biểu hiện của cơ thể, nếu kéo dài xuất huyết âm đạo, nổi mẩn đỏ, sốt, đau bụng dữ dội,… cần trở lại bệnh viện kiểm tra và xử lý.
  • Hạn chế quan hệ tình dục sau khi chụp HSG,nên đợi đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. 

Trên đây là thông tin về chụp tử cung vòi trứng X – quang HSG và các vấn đề liên quan. Nếu bạn có bất cứ các vấn đề thắc mắc gì về kỹ thuật xét nghiệm này, mời bạn chia sẻ dưới đây. Đội ngũ y chuyên khoa sẽ phản hồi bạn sớm nhất có thể.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí