để nhận cuộc gọi từ
BV Hồng Hà
1900.633.988
Ngày đăng: 18/08/2020 - Ngày sửa: 13/03/2021
Tư vấn y khoa: BS Nguyễn Tiến Sơn » | Tác giả: dinhth »Danh Mục
Dây chằng (ligament) là gì? là các cơ bao quanh các khớp xương, có nhiệm vụ cố định và bảo vệ đầu khớp, kết nối xương này với xương khác. Các loại dây chằng có thể gây tổn thương vận động đối với người bệnh:
Trong hệ thống dây chằng tại đầu gối, dây chằng chéo trước là dây chằng dễ tổn thương nhất. Dây chằng để bảo vệ và cố định đầu khớp, kết nối xương này với xương khác.
– Lâm sàng: Chẩn đoán các dấu hiệu Ngăn kéo trước của xương chày so với xương đùi, khi gối duỗi nhẹ. Khám thêm các dây chằng khác của gối , đặc biệt là dây chằng bên ngoài, bên trong vì thường có những thương tổn phối hợp.
– Cận lâm sàng:
+ Chụp XQ: Hình ảnh thu lại cho thấy phần dây chằng bị đứt hoặc tổn thương sụn, xương khác khu vực bị chấn thương.
+ Chụp MRI: Hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ, một phương pháp thu hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể sống và quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các cơ quan.
Thông thường đứt dây chằng chéo sau có thể tự lành lại sau một thời gian. Tuy nhiên ở một số trường hợp có thể xảy ra như sau:
Việc dây chằng bị đứt bán phần, tình trạng nhẹ, các bó cơ hoàn toàn có khả năng tự hồi phục, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp bảo tồn không phẫu thuật. Việc này được dựa trên đánh giá kết quả thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn.
Trong trường hợp này, người bệnh cần được hạn chế đi lại và vận động khoảng 2-3 tuần. Sử dụng nẹp giúp giữ vững khớp gối của bạn. Để giữ vững hơn nữa, bạn có thể cần đến nạng. Việc dùng nạng giúp bạn không đặt áp lực lên chân bị thương.
Khi tình trạng sưng giảm bớt, một chương trình phục hồi chức năng an toàn được khởi động. Các bài tập được thiết kế giúp làm mạnh cơ, lấy lại được tầm hoạt động bình thường của khớp gối.
Tuy nhiên vật lý trị liệu sẽ kéo dài và cần người bệnh kiên trì để hồi phục hoàn toàn phần dây chằng bị tổn thương.
Đối với mỗi loại dây chằng sẽ có kỹ thuật viên áp dụng chuyên môn vào xử lý. Ở bài viết này Hồng Hà gửi đến khách hàng quy trình phẫu thuật nối dây chằng dưới góc nhìn tổng quan nhất:
Phẫu thuật nối dây chằng được coi là biện pháp điều trị hiệu quả nhất khi người bệnh bị đứt dây chằng. Các bước tiến hành phẫu thuật nội soi nối dây chằng được tiến hành như sau:
Thời gian phẫu thuật thường kéo dài khoảng 120 phút và sau phẫu thuật, người bệnh sẽ nằm viện 3 – 4 ngày. Sau khi ra viện để về điều trị tại nhà, người bệnh sẽ được hướng dẫn tập phục hồi chức năng. Ngoài ra sẽ được kê thêm một số loại thuốc theo đơn dùng cho đến khi quay trở lại tái khám hoặc cắt chỉ.
Người bệnh bị đứt dây chằng thường là người hay vận động mạnh trước đó các cơ chưa được đàn hồi đủ để chịu tác động từ bên ngoài. Hoặc một số trường hợp lực quá lớn khiến phần dây chằng tổn thương.
Nếu như bạn có bất cứ biểu hiện hoặc băn khoăn về tình trạng chấn thương của mình vui lòng liên hệ số 1900633988 để được các bác sĩ trực tiếp tư vấn. Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà là đơn vị hợp tác chuyên môn cùng với bệnh viện lớn về cơ xương khớp như Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn. Hằng năm hàng nghìn ca điều trị đứt dây chằng thành công đã được thực hiện.
Nhập thông tin của bạn
×